Khi bạn ngồi lâu một tư thế, dãn đến tê tay chân là chuyện bình thường và mọi người thường suy nghĩ rằng tê tay chân do máu kém lưu thông. Tuy nhiên nếu rơi vào các trường hợp dưới đây thì không thể xem nhẹ.
Đừng xem thường khi bị tê bàn tay bàn chân
Tê bàn tay và bàn chân với cảm giác như kiến bò
Vitamin B12 là một vitamin không thể thiếu đối với hệ thần kinh, đó là thành phần cấu tạo myelin – một lớp vỏ bảo vệ dây thần kinh. Một điều dễ hiểu là khi dây thần kinh kêm không được che phủ , chúng sẽ bị tổn thương, bao gồm các phản ứng co rút, chính sự co rút này gây ra cảm giác tê và châm chích. Bổ sung thêm các vitamin nhóm B như B1, B6 để tăng cường bồi dưỡng hệ thần kinh. Tuy nhiên bạn cần được thăm khám bởi các chuyên gia y tế để chuẩn đoán chính xác nguyên nhân tê tay chân của mình.
Tê tay chân kèm theo cảm giác ngứa ran
Đau cơ xơ có thể là nguyên nhân của triệu chứng này. Tuy nhiên đây không phải dấu hiệu đặc trưng của đau cơ xơ. Cảm giác ngứa ran có thể do hiện tượng cơ cúng và co thắt ảnh hưởng đến các dây thần kinh, gây cảm giác ngứa. Không phải tất cả mọi người bị đau cơ xơ đều bị ảnh hưởng bởi triệu chứng này. Hãy xem Đau cơ xơ như một khả năng bệnh của triệu chứng tê chân tay, để từ đó bạn hãy đi thăm khám cẩn thận lại.
Bệnh đa xơ cứng
Dược sĩ Phạm Thị Thu Hương – Giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn lưu ý cần phân biệt bệnh đa cơ cứng với bệnh đau cơ xơ. Đa xơ cứng là bệnh rối loạn tự miễn dịch, tác động nguy hại trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương, Bệnh này gây tình trạng viêm tái diễn nhiều lần, làm phá hủy màng bọc myelin của dây thần kinh. Bệnh nhân mắc phải bệnh đa xơ cứng cùng với thiếu vitamin B12 ( trong các trường hợp loét dạ dày tá tràng, thiếu yếu tố nội,…) thì hội chứng tây tay chân sẽ càng trầm trọng hơn, hậu quả trên các dây thần kinh sẽ càng nặng nề hơn
Đa xơ cứng là tình trạng bệnh mãn tính, tiến triển theo thời gian nên việc điều trị gặp khá nhiều khó khăn, những dấu hiệu của bệnh như sau: tê tay chân, mệt mỏi, mất thăng bằng, co thắt cơ , bắp, hoa mắt – chóng mặt. Tê bì chân tay và ngứa ran có thể là biểu hiện ban đâu của bệnh. Đây cũng là một trong những dấu hiêu của bệnh đau cơ xơ, để có được phác đồ điều trị chính xác , thì cần thăm khám thêm. Bởi vậy khi có dấu hiệu tê tay chân xảy ra thường xuyên, hãy để các bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thăm khám.
Biến chứng thần kinh do đái tháo đường
Đái tháo đường là căn bệnh mà không ít người mắc phải, và con số này chưa có dấu hiệu dừng lại, thâm chí còn tăng mạnh hơn, bệnh này gây biến chứng rất nhiều nguy cơ khác nhau. Tê tay chân cũng là một trong số đó.
Các tài liệu giảng dayh của Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn có viết, ở người bỉnh thường, đường trong máu sẽ được gan dự trữ hoặc sẽ đi vào các bào quan theo máu để nuôi dưỡng bào quan, ở người tiểu đường, đường không đi vào các cơ quan mà ở trong máu với nồng độ cao trong thời gian dài, với điều kiện như vậy, mạch máu dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt gây tổn thương các mạch máu của hệ thần kinh ngoại biên. Từ đó gây biến chứng thần kinh ở mạch máu thần kinh ngoại biên ở tay, chân.
Nguy hiểm hơn, khi bị tiểu đường dễ dàng bị nhiễm trùng đặc biệt ở bàn chân, chứng tê phù này có thể làm lu mờ đi cảm giác đau của những vết loét bàn chân khi bị nhiễm trùng, khiến bệnh nhân lơ là, hoặc không biết mình bị loét ở chân, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gâu bội nhiễm, nhất là đối với cơ thể dễ nhiễm trùng như người tiểu đường. Có những trường hợp phải cưa chân cũng là nguyên do này.
Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay hay còn gọi là hội chứng đường hầm cổ tay xảy ra do sự chèn ép các dây thần kinh viêm sưng nề, gây tê các đầu ngón tay. Cảm giác tê tay chân do chứng bệnh này gây ra bắt nguồn từ cơ chế chèn ép các dậy thần kinh giữa trong ống cổ tay gây đau, tê bì,loạn cảm ngón tay.
Nghiêm trong hơn cả là có thể tổn thương hệ thần kinh vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.
Hội chứng tê tay chân có thể là triệu chứng của nhiều bệnh, ngoài những bệnh nêu trên vẫn còn bệnh khác như Bệnh động mạch ngoại biên, … hoặc hệ quả của Hoạt động áp lực lên dây thần kinh