Dược sĩ Sài Gòn chia sẻ dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh nấm da

Dược sĩ Sài Gòn chia sẻ dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh nấm daThời tiết khô hanh, da chúng ta thường bị nứt nẻ và nhiễm nấm. Vậy làm thế nào để biết da chúng ta có bị nhiễm nấm hay không và điều trị chúng như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Thời tiết khô hanh, da chúng ta thường bị nứt nẻ và nhiễm nấm. Vậy làm thế nào để biết da chúng ta có bị nhiễm nấm hay không và điều trị chúng như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Dược sĩ Sài Gòn chia sẻ dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh nấm da

Thời tiết khô hanh, da chúng ta thường bị nứt nẻ và nhiễm nấm

Bệnh nấm da là gì, ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Nấm da là một trong những bệnh gây viêm da. Hiện nay, có rất nhiều loại nấm khác nhau gây ra bệnh này. Không những vậy, nấm da cũng là một nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng ngứa trên da. Trên da, nấm thường hay xâm nhập và phát triển ở lớp chất sừng đã chết của da. Chất sừng thực chất là protein quan trọng cấu tạo nên da, lông, tóc và móng. Tùy thuộc vào từng loại nấm tham gia tác động trên da mà người ta sẽ chia nấm da thành nhiều nhóm khác nhau. Những vị trí ẩm ướt trên cơ thể chính là môi trường thuận lợi để nấm sinh sôi. Những nơi ẩm ướt có nguy cơ nấm phát triển là vùng kẽ chân, vùng kín và khe dưới ngực.

Hiện tại, có 2 loại nhiễm nấm da phổ biến mà các Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ đó là nấm hạt men và nấm sợi tơ. Nấm hạt men phổ biến nhất là Candida. Epidermophyton, Microsporum và Trichophyton là các dạng nấm phổ biến của nấm sợi tơ. Nhiều loại nấm chỉ sống ở lớp trên cùng của biểu bì (lớp sừng) và chúng không thể xâm nhập sâu hơn.

Theo các số liệu thống kê cho thấy những người béo phì thường có xu hướng dễ bị nấm da vì họ có nếp gấp da quá nhiều. Những người mắc bệnh đái tháo đường cũng có khả năng bị nhiễm nấm cao hơn người bình thường.

Da bị nhiễm nấm thường có những triệu chứng gì?

Nấm có thể lây lan, chỉ cần nhiễm nấm trên một bộ phận của cơ thể dễ gây phát ban đến những phần khác của cơ thể dù không bị nhiễm. Chẳng hạn, khi chúng ta bị nhiễm nấm ở bàn chân dẫn đến ngứa, phát ban ở những ngón tay. Điều này là do phản ứng dị ứng với nấm.

Dược sĩ Sài Gòn chia sẻ dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh nấm da

Tuyển sinh đào tạo Y Dược Sài Gòn năm 2018

Bệnh nhiễm nấm da được chuẩn đoán như thế nào?

Nấm được chẩn đoán nếu trên da bạn có triệu chứng nhiễm nấm khi những khu vực dễ nhiễm nấm trên cơ thể bạn xuất hiện mẩn đỏ, dễ kích thích hay phát ban. Ngoài việc chuẩn đoán lâm sàng, họ cũng chẩn đoán bệnh bằng cách cạo tìm nấm trên da và soi tươi dưới kính hiển vi hay đặt chúng vào môi trường nuôi cấy ẩm ướt, nơi những loại nấm đặc trưng dễ phát triển và nhận dạng.

Bệnh nấm da được chữa trị như thế nào?

Thuốc kháng nấm là lựa chọn đầu tiên mà các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn khuyên dùng. Thuốc được bác sĩ kê toa sẽ tùy thuộc vào vị trí và loại nấm bạn nhiễm, đôi khi kết hợp cả thuốc uống và thuốc bôi tại chỗ. Thuốc bôi có nhiều dạng có thể dạng kem, gel, sáp dưỡng ẩm, dung dịch hay dầu gội. Tùy trường hợp, bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng sinh, kháng viêm bôi hoặc uống tùy từng trường hợp cụ thể.

Nhiễm nấm có thể phòng ngừa như thế nào?

Do môi trường ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm, do đó ngoài việc sử dụng thuốc kháng nấm, bạn nên giữ các vùng da chịu ảnh hưởng khô ráo hơn như sử dụng thuốc bột hay mang các loại giày hở mũi. Mọi người sẽ gặp khó khăn trong việc giải quyết dứt điểm bệnh nhiễm nấm da. Do đó, bạn nên nắm rõ những thông tin về triệu chứng và cách chữa trị cho da khi bị viêm nhiễm.

Nhìn chung, nấm da là một bệnh khó trị dứt điểm, dễ lây lan. Do đó, mọi người cần tích cực phòng tránh bằng cách giữ gìn vệ sinh cá nhân và nơi ở nhé.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop