Góp phần nhỏ trong việc thực hiện lời dạy của Bác Hồ

Góp phần nhỏ trong việc thực hiện lời dạy của Bác HồCảm thấy bản thân thật may mắn vì được theo học tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn và góp một phần nhỏ trong việc thực hiện lời dạy “Lương y như từ mẫu” của Bác Hồ.

Cảm thấy bản thân thật may mắn vì được theo học tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn và góp một phần nhỏ trong việc thực hiện lời dạy “Lương y như từ mẫu” của Bác Hồ.

Góp phần nhỏ trong việc thực hiện lời dạy của Bác Hồ

Người thầy thuốc cần phải học hỏi để nâng cao trình độ tay nghề cũng như phẩm chất nghề y

Người thầy thuốc phải luôn học hỏi nâng cao phẩm chất nghề y

Trong vòng đời “sinh, lão, bệnh, tử” của con người, có lẽ sau cái lo về ăn thứ con người quan tâm nhất đến là sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội. Vì vậy việc chữa bệnh là một nghề cao quý, người thầy thuốc ở bất kỳ thời đại nào cũng vậy được nhân dân kính trọng coi họ là bộ phận tinh hoa, tiêu biểu cho đạo đức nhân cách, đạo đức của dân tộc. Vì vậy Bác Hồ đã có câu: “Lương y như từ mẫu”.

Trong xã hội hiện nay, bất kể ngành nghề nào cũng đòi hỏi có đạo đức, lương tâm mà người ta thường gọi là “đạo đức nghề nghiệp”. Mà ngành y là một ngành vô cùng đặc thù vì có liên quan trực tiếp đên sức khỏe và tính mạng của con người. Mà sức khỏe và tính mạng của con người là thứ vốn quý, nên đòi hỏi người làm việc trong ngành y phải có tấm lòng, phẩm chất đặc biệt. Như vậy đòi hỏi người làm trong ngành y tế phải luôn không ngừng học hỏi và nâng cao phẩm chất y đức của người thầy thuốc để thực hiện lời dạy của Bác Hồ.

Y đức được hình thành và phát triển cùng với lịch sử của y học. Ngay từ những năm đầu xây dưng và phát triển đất nước, trên cương vị người lãnh đạo, Chủ tịch Hô Chí Minh đã dành sự quan tâm đặc biệt tới sự phát triển của nền y tế nước nhà nhất là trong vấn đề y đức của người thầy thuốc.

 Trong phong trào thi đua học tập, nghiên cứu, bồi dưỡng y đức của người thầy thuốc theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, chúng ta đã biết được từ trước đến nay xuất hiện rất nhiều tấm gương đạo đức chói lọi làm rãng rỡ truyền thống y đức Việt Nam của nhiều giáo sư, bác sĩ, y tá,…

Trong số họ có người được phong làm anh hùng lao động (Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng) chiến sĩ thi đua toàn quốc, nhiều người là liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trên chiến trường. Những tấm gương đó ngày nay vẫn được nhắc nhở, truyền tụng và sống mãi trong tâm khảm của nhân dân…

Những cám dỗ của nghề Y

Có thể kể đến các danh y có địa vị rất cao trong lòng nhân dân ta và xã hội như: “Danh y Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông (1720-1791), Giáo sư Hồ Đắc Di (1900-1984), Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (1909-1968), Giáo sư Đặng Văn Ngữ (1910-1967), Giáo sư Tôn Thất Tùng (1912-1982), Giáo sư Đặng Văn Chung (1912-1999),… Họ không những có chuyên môn cao mà luôn có thái độ niềm nở,hết lòng với người bệnh sẵn sàng từ bỏ cuộc sống ấm no đầy đủ để được gần với người bệnh chăm lo sức khỏe cho bệnh nhân.

Góp phần nhỏ trong việc thực hiện lời dạy của Bác Hồ

Tuy nhiên, bên cạnh đó lại xuất hiện những tiêu cực trong ngành y tế, tuy không thật lớn, nhưng lại khá nhiều và rộng, vì nó liên quan đến hàng triệu người bệnh và người thân của họ, nên tiếng đồn ngày càng lan rộng.

Đã có hiện tượng mua bán, mặc cả trên sức khỏe, bệnh tật và tính mạng đang nguy cấp của người bệnh. Như buôn bán nội tạng người, hay mua bán trang thiết bị y tế cũ với giá rẻ làm hao tổn ngân sách của nhà nước, của cải nhân dân ta đóng góp, hoặc cán bộ nhân viên y tế nhận tham ô, đã có bác sĩ lừa gạt bệnh nhân để làm tiền.

Do vô trách nhiệm mà dẫn đến những cái chết oan uổng cho phụ nữ và trẻ em… Sự xuống cấp về mặt đạo đức của ngành y tế, tiếc thay lại là một trong những tác nhân đang gây thất vọng, đổ vỡ niềm tin trong cộng đồng xã hội.

Góp phần nhỏ trong việc thực hiện lời dạy của Bác Hồ

Để có thể khắc phục tình trạng trên giúp một phần nhỏ trong việc thực hiện lời dạy của Bác: “Lương y như từ mẫu”  Đảng và Chính phủ có trách nhiệm chăm lo đảm bảo đời sống và phương tiện vật chất – kỹ thuật đầy đủ cho cán bộ công nhân viên y tế để họ toàn tâm toàn ý nghiên cứu, phục vụ người bệnh. Giúp cán bộ y tế đủ sức vượt qua mọi cám dỗ tầm thường, giữ gìn được danh dự và đạo đức trong thái độ và trách nhiệm đối với sự sống và cái chết của người bệnh.

Là sinh viên của Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, tôi thấy mình thật may mắn vì được các thầy cô đã tạo điều kiện học tập một cách tốt nhất. Trường Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn không chỉ cho tôi nắm vững các kiến thức chuyên môn cần thiết mà còn giúp tôi rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức của một người thầy thuốc cần có. Sẵn sàng thực hiện theo lời dạy của Bác Hồ. Là một người thầy thuốc có tâm luôn đặt lợi ích của người bệnh lên hàng đầu, vì nhân dân phục vụ.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop