Là một người thầy thuốc cần có tấm lòng nhân hậu

Là một người thầy thuốc cần có tấm lòng nhân hậuHiểu được những khó khăn vất vả của người thầy thuốc, tôi lại càng cố gắng hơn nữa để có thể góp một phần công sức nhỏ bé của mình để cứu chữa cho bệnh nhân.

Hiểu được những khó khăn vất vả của người thầy thuốc, tôi lại càng cố gắng hơn nữa để có thể góp một phần công sức nhỏ bé của mình để cứu chữa cho bệnh nhân.

Là một người thầy thuốc cần có tấm lòng nhân hậu

Là một người thầy thuốc cần có tấm lòng nhân hậu

Nghề Y Dược cần có tấm lòng nhân hậu

Nghề thầy thuốc là một nghề đặc biệt xuất hiện sớm và có lịch sử gắn liền với sự vận động và phát triển của xã hội. Thầy thuốc là một nghề chữa bệnh, là người duy trì, phục hồi sức khỏe con người bằng cách chuẩn đoán nghiên cứu, chữa trị bệnh tật.

Người thầy thuốc cần có tấm lòng như mẹ hiền sẽ làm tốt nhiệm vụ của mình, có độ tin cậy cao, sự tôn trọng và kỳ vọng của bệnh nhân. Như vậy, ta thấy câu: "Lương y như từ mẫu"có thể hiểu một cách sâu sắc hơn.

Lương y chính là người làm nghề bốc thuốc chữa bệnh cho người khác luôn tận tâm, xem người bệnh như người nhà người trong gia đình quan tâm chăm sóc họ. Từ mẫu tức là hiền như mẹ có tình thương bao la rộng lớn như người mẹ yêu con. Nhưng mọi thầy thuốc đâu phải tự nhiên trở thành "mẹ hiền" mà chỉ có thầy thuốc chịu phấn đấu, cố gắng tu dưỡng đạo đức, tác phong, lối sống, cách xử sự với bệnh nhân mới có thể trở thành mẹ hiền được.

"Lương y như từ mẫu” là y đức, đặt nền tảng trên sự “Tôn trọng sinh mạng con người”, nên đối với người thầy thuốc trước hết là không được làm bất cứ điều gì gây tổn hại,mà luôn nghĩ và làm đìều có lợi cho người bệnh.

Luôn mang trong mình chữ “Tâm”

Rồi phải tôn trọng nhân phẩm và quyền lợi bệnh nhân, không phân biệt đối xử, phải công bằng và trung thực. Nghề y là nghề liên quan đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của con người nên người hành nghề y phải là thầy thuốc có chuyên môn giỏi đồng thời phải cólương tâm, phải có tấm lòng thương yêu, tận tụy phục vụ người bệnh.

Một chút lơ đễnh, thờ ơ, tắc trách hay vô cảm, đều có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, tính mạng của người bệnh, dẫn đến những mất mát đau đớn không gì bù đắp cho thân nhân người bệnh.

Trong thư Hồ Chủ tịch gửi tới ngành y tế cũng đã nhắc nhở nhiệm vụ vẻ vang của người thầy thuốc: "Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khỏe cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang.Vì vậy, thầy thuốc cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”.

Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường hiện nay, không ít y, bác sĩ bị ma lực của đồng tiền chi phối, khiến y đức đang bị mai một, xuống cấp nghiêm trọng. Tiền bạc, quà cáp làm thay đổi tiêu chí đối xử và chất lượng điều trị bệnh của thầy thuốc. Trong nhiều trường hợp cấp cứu, vì không có tiền trả viện phí nên thầy thuốc đã bỏ mặc bệnh nhân. Lại có những y, bác sĩ đã thờ ơ, thiếu trách nhiệm, coi thường tính mạng của người bệnh, không nhanh chóng cấp cứu kịp thời, vì vậy đã gián tiếp gây ra cái chết cho người bệnh, khiến bệnh nhân từ chỗ coi thầy thuốc là ân nhân chuyển thành “oán than". Nhưng trên thực tế những vụ việc đó chỉ là cá biệt, thiểu số, những thầy thuốc đó chỉ là vài "con sâu làm rầu nồi canh” trong nền y tế vì nhân dân phục vụ của chúng ta mà thôi.

Là sinh viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn tôi cần ý thức được trách nhiệm của mình đã là một người trong lĩnh vực y dược phải giỏi chuyên môn, tay nghề cao và đặc biệt y đức phải đặt lên hàng đầu.

Luôn tự hào mình là sinh viên của Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn

Luôn tự hào mình là sinh viên của Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn

Quyết định đúng đắn khi theo học Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn

Lĩnh vực Y Dược ngày càng cao, vì vậy sau này là người cán bộ thì càng phải có giàu lòng y đức, nghề y là nghề nhân đạo nên mỗi người phải tự trau dồi đạo đức để xứng đáng với danh hiệu cao quý mà bác hồ đã dạy: “Lương y như từ mẫu".

Khi theo học Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn sinh viên như chúng tôi được phát triển những kĩ năng gồm làm việc theo nhóm, kĩ năng tư duy, quyết định và đặc biệt kĩ năng học tập suốt đời. Chúng tôi thường xuyên được học thực hành, có nhiều bài học môn học ứng dụng  thực tế rất có lợi cho sau này ra trường.

Ngoài ra, nhà trường xây dựng đội ngũ giảng viên giỏi chuyên môn, nhiệt tình và đầy nhiệt huyết  trực tiếp giảng dạy sinh viên, giúp sinh viên nắm chắc kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực của mình. Tôi ấn tượng về sự giảng dạy nhiệt tình của các giáo viên và được sự quan tâm của thầy cô.

Những thầy cô tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn rất vui tính gần gửi, không chỉ giảng dạy li thuyết đơn thuần mà còn khích lệ, động viên chúng tôi tích cực học tập. Những bài học khô khan, thầy cô cũng biến nó trở nên hài hước để sinh viên tiếp thu nhanh hơn và giải tỏa căng thẳng. Nếu học sinh lơ là, xao nhãng học tập thầy cô liền nhắc nhở. Nghiêm khắc là như thế nhưng ngoài giờ học lại gần gũi thân thiện như anh chị em trong gia đình.

Thấm nhuần lời dạy của Bác “Lương y như từ mẫu”chúng ta tin tưởng rằng những y, bác sĩ và các nhân viên y tế hôm nay vẫn chiếm được lòng tin yêu hết mực của người bệnh, được người bệnh gọi là “Thầy”, là ân nhân và là “Từ mẫu” của mình.

Cuối cùng tôi muốn khẳng định lựa chọn học tập trong ngôi Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn - nơi ươm mầm cho chúng tôi trở thành những thầy thuốc Sâu y lý - Giỏi y thuật  - Giàu y đức là quyết định đúng đắn và tôi luôn hi vọng ngôi trường này luôn phát triển vững chãi và tạo thật nhiều điều kiện cho các sinh viên được phát triển hết khả năng học tập và khẳng định vị thế của trường.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop