Theo y học cổ truyền, hành có tính cay ôn hòa, giải độc, giải hàn, ôn thông dương khí,... là thứ thuốc tốt được người xưa tin dùng dể trị các bệnh phong hàn cảm cúm.
Hành không chỉ là một loại gia vị mà còn có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời
Đôi nét thông tin về hành
Hành có nhiều tên gọi khác nhau như hành củ, hành hoa, hành chăm,... và thường được dùng làm gia vị nấu trộn và khử tanh thức ăn. Khi dùng làm gia vị trộn lẫn, hành được cắt nhỏ hoặc đập ná để có thể chiên xào, tạo mùi thơm kích thích tiết dịch vị. Đây không chỉ là thực phẩm gia vị như một thứ rau xanh mà còn là thực phẩm bổ dưỡng không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Thứ mùi hăng thơm của hành có tác dụng làm át mùi tanh, tăng thêm mùi vị thơm, thậm chí có thể phân giải chất lòng trắng trứng thành pepton nâng cao được khả năng hấp thu protein của cơ thể.
Các giảng viên Trung cấp y học cổ truyền cho biết, hành có tính cay ôn hòa, giải độc, giải hàn, ôn thông dương khí,... thúc đẩy dạ dày và ruột tăng khả năng tiêu hóa thức ăn. Chẳng vì thế mà hành được gọi là "thực phẩm gia vị sức khỏe”.
Tác dụng trị bệnh của hành thông qua các bài thuốc YHCT
Những giá trị dược lý trong hành đã được người xưa tận dụng, tiếp nối qua từng thế hệ và được các bác sĩ, thầy thuốc, y sĩ y học cổ truyền ngày nay tin tưởng sử dụng. Mỗi mỗi thể bệnh sẽ có những món ăn - bài thuốc từ hành tương ứng mà bạn có thể tham khảo như sau:
- Người cảm mạo, tưa lưỡi dùng hành nấu canh cá chép làm món khai vị sẽ góp phàn hỗ trợ giúp bữa ăn ngon và dễ tiêu.
- Chữa đau đầu, nghẹt mũi: Lấy 4-5 khía hành, 20g đậu xị nhạt, 20g gừng tươi đun sôi uống.
- Chữa thiếu sữa cho phụ nữ sinh con: Lấy hành củ 2 cây, đương quy 10g, hoàng kỳ 15g đun lên thành nước thuốc uống.
- Chữa tay chân tê dại: Lấy 50g hành củ, 15g gừng, 3g hồ tiêu đun thành nước uống sẽ khỏi.
Y học cổ truyền Sài Gòn đào tạo uy tín chất lượng
- Điều trị đau dạ dày: Lấy 4 gốc hành giã nát đổ nước và chút đường đỏ đun làm nước uống. Ngày uống 3 lần.
- Trị ung nhọt kiểu chuỗi ở cổ, lưng đau: Lấy hành củ giã dập rồi trộn với mật ong đắp lên chỗ đau có tác dụng giải độc.
- Đau bụng hoặc khó đi tiểu tiện: Nướng hành đắp vào rốn.
- Chữa trĩ: dùng lá hành đun sôi để nguội ngâm rửa hậu môn.
- Trị đau viêm khớp: Lấy giấm chua trộn hành củ đập dập đắp.
- Trị viêm mũi cấp hoặc mạn tính: Đầu tiên dùng nước muối nhạt rửa mũi, sau đó dùng bông que chấm nước củ hành ép lau bên trong hai lỗ mũi.
Không chỉ trong y học cổ truyền mà y học hiện đại cũng đã chứng minh tác dụng có lợi của hành đối với sức khỏe như chứa các chất như mỡ, vitamin các loại, magiê, canxi, chất protein, đường các loại, chất đỏ cà rốt, axit carbonic, dầu thực vật, tỏi, êtylen... Lâm sàng nghiên cứu cho rằng, người thường xuyên ăn hành sẽ rất ít mắc các bệnh về tim mạch, ngăn ngừa các loại bệnh đái tháo đường, giảm nhẹ bệnh tăng huyết áp, viêm khớp,...
Theo đó, các chuyên gia khi đến với lớp học Đại học, Trung cấp Y học cổ truyền đều không quên lưu ý sử dụng hành trong các món ăn thường ngày, vừa đơn giản vừa mang tác dụng trị bệnh hiệu quả.