Y học cổ truyền nói gì về công dụng của Sài đất

Y học cổ truyền nói gì về công dụng của Sài đấtSài đất là một loại dược liệu phổ biến trong tự nhiên, có nhiều công dụng chữa bệnh trong y học cổ truyền. Để mọi người hiểu rõ hơn về tác dụng Sài đất chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết này

Sài đất là một loại dược liệu phổ biến trong tự nhiên, có nhiều công dụng chữa bệnh trong y học cổ truyền. Để mọi người hiểu rõ hơn về tác dụng Sài đất chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết này

Y học cổ truyền nói gì về công dụng của Sài đất

Sài đất có nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời

Sài đất là cây gì?

Trong các tài liệu giảng dạy Trung cấp Y học cổ truyền Sài Gòn có viết: Sài đất hay còn còn gọi là hoa múc, cúc nháp, húng trám. Chúng là một loại cây cỏ sống dai, thân bò. Thân cây sài đất có màu xanh, trên thân có mang lông trắng nhỏ. Lá cây hình bầu dục, hai đầu nhọn, mọc đối, có hai gân phụ ở hai bên gân chính. Sài đất là một loại cây có cụm hoa hình đầu, cuống hoa có màu vàng tươi. Quả của chúng là quả bế, không mang lông và có một vòng răng.

Sài đất có tác dụng gì trên lâm sàng?

 Theo các nghiên cứu khoa học gần đây tác sài đất có tác dụng như kháng sinh nhưng tác dụng rất thấp. Sau khi làm kháng sinh đồ thấy được không có phản ứng với Flexneri, vòng vô khuẩn đối với liên cầu trùng Streptococcus là 0,1cm, với bạch cầu trùng là 0,2cm, với cầu trùng Staphyllococcus là 0,3 cm. Không những vậy, trên lâm sàng sài đất còn có tác dụng giảm đau, hạ sốt, kháng khuẩn và không có độc tính. Theo một kết quả nghiên cứu cho thấy sài đất giã nát đắp lên vùng bị viêm có khả năng gai 3m viêm rất tốt, các biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau dần dần mất đi. Tuy nhiên, khi vết thương bị áp xe, mưng mủ thì sài đất lại không phát huy tác dụng.

Y học cổ truyền nói gì về công dụng của Sài đất

Đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền uy tín chất lượng tại Sài Gòn

Một số bài thuốc sử dụng Sài đất chữa bệnh hiệu quả được chia sẻ từ các y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn

+ Chữa sốt sao: chúng ta cần phải chuẩn bị 20 -50g sài đất. Sau đó, đem tất cả gải nát và pha cùng với nước sôi. Khi nguội, chúng ta uống phần nước, dùng phần bã đắp vào gan bàn chân.

+ Chữa rôm sẩy ở trẻ nhỏ: Mọi người chuẩn bị lá sài đất, sau đó đem giã hoặc vò nát, rồi pha với nước và tắm cho trẻ.

+ Chữa viêm cơ bắp: Bài thuốc này cần dùng 50 g sài đất tươi, 20g kim ngân hoa, 20g bồ công anh và 16g cam thảo đất. Tất cả những vị thuốc này được sắc cùng với nước, uống trong ngày và uống trong thời gian một tháng. Ngoài ra, chúng ta còn có thể kết hợp với việc đắp lá sài đất giã nát vào chổ sưng đau.

+ Chữa sốt xuất huyết: Bài thuốc gồm các vị sau: 30 g sài đất tươi, 20g trắc địa, 20g kim ngân hoa, 16g hoa hòe, 20g của sắn dây, 16g cam thảo đất. Tất cả những vị này được sắc cùng với nhau uống trong ngày. Nếu khát nhiều, sốt cao thì bổ sung thêm 20g mạch môn.

+ Trị viêm bàng quang: Bài thuốc này gồm các vị thuốc sau: 30g sài đất, 20g mã đề, 20g bồ công anh và 16g cam thảo đất. Tất cả sắc uống 3 lần/ ngày.

Chữa viêm tuyến vú: Thang thuốc gồm các vị sau: 50g sài đất, 20g kim ngân hoa, 20g bồ công anh, 20g thông thảo và 16g cam thảo đất. Chúng ta sắc uống ngày một thang, chia thành 3 lần trong ngày.

+ Ngoài ra, sài đất còn tham gia vào thành phần nhiều bài thuốc khác như thang thuốc hỗ trợ điều trị ung thư môn vị, trị mụn, chàm, lở, chữa viêm chân răng, trị ban độc, ban trái ở trẻ em, trị ho ra máu, ho gà, huyết áp cao, sởi, bạch hầu, viêm amidan, viêm phổi, viêm gan, vàng da.

Tóm lại, sài đất là một loại dược liệu với nhiều công dụng chữa bệnh. Nó tham gia vào thành phần bài thuốc điều trị ung thư. Thấy được hiệu quả đó, mọi người chúng ta cần phải tích cực nuôi trồn và duy trì nguồn gen dược liệu quý này nhé.

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop