Hướng dẫn làm chứng chỉ hành Nghề Dược theo Luật Dược 2016

Hướng dẫn làm chứng chỉ hành Nghề Dược theo Luật Dược 2016Luật Dược 2016 và Nghị định 54/2017/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 08 tháng 05 năm 2017 đã có rất nhiều thay đổi trong đó có việc làm Chứng chỉ hành nghề Dược (CCHN). Nếu bạn là Dược sĩ (DS) chưa làm CCHN, thì bài viết này sẽ rất hữu ích.

Luật Dược 2016 và Nghị định 54/2017/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 08 tháng 05 năm 2017 đã có rất nhiều thay đổi trong đó có việc làm Chứng chỉ hành nghề Dược (CCHN). Nếu bạn là Dược sĩ (DS) chưa làm CCHN, thì bài viết này sẽ rất hữu ích.

Hướng dẫn làm chứng chỉ hành Nghề Dược theo Luật Dược 2016

Để trở thành một Dược sĩ yêu cầu sinh viên ngành Dược cần có Chứng chỉ hành nghề Dược

Chứng chỉ hành nghề Dược (CCHN) là rất quan trọng với DS. Đó là sự công nhận về mặt pháp lý cho một DS đủ khả năng và trình độ chuyên môn để chịu trách nhiệm về một mảng nào đó trong lĩnh vực Dược phẩm. Tùy vào vị trí DS muốn đăng ký làm CCHN mà sẽ có yêu cầu về văn bằng chuyên môn và thời gian thực hành thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp. Điều này được quy định trong Luật Dược 2016 và rõ hơn tại Mục 3 và Mục 4 trong Nghị định 54/2017/NĐ-CP.

Nhìn chung, yêu cầu về thời gian thực hành chuyên môn đều ngắn hơn luật Dược 2005, ví dụ: DS Đại họcđăng ký chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc chỉ cần có 2 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp so với 5 năm theo quy định ở Luật Dược 2005. Đây là một điểm đổi mới có lợi cho các DS khi làm CCHN.

Hình thức xin cấp CCHN Dược là xét hồ sơ, do đó DS nếu đã đạt đủ các điều kiện chỉ cần chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn chỉnh là được. Sau đây là những giấy tờ DS cần chuẩn bị trong Hồ sơ xin cấp CCHN:

1. Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược thực hiện theo Mẫu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 54.

DS có thể download mẫu này trên mạng. DS nên in ra nhiều bản để viết đề phòng viết sai, hay đi đến Sở Y tế nộp hồ sơ mà cán bộ tiếp nhận có yêu cầu sửa gì, bạn cũng có thể viết lại ngay tờ đơn này tại đó, không phải mất thời gian đi in.

2. Bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn. Đối với các văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp, phải kèm theo bản sao có chứng thực giấy công nhận tương đương của cơ quan có thẩm quyền về công nhận tương đương.

3. Bản sao công chứng chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/căn cước công dân.

4. 02 ảnh 4x6cm nền trắng.

DS photo và công chứng các giấy tờ này tại văn phòng công chứng hoặc UBND xã/phường. Với các bằng cấp nước ngoài, DS cần phải làm thủ tục công nhận văn bằng. 02 ảnh 4x6 cm cần lưu ý chụp trên nền trắng giống như khi chụp ảnh làm hộ chiếu.

5. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy xác nhận thời gian thực hành theo quy định tại Mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 54.

Thời gian thực hành được tính là tổng thời gian thực hành tại các cơ sở. Nếu DS làm ở một bệnh viện/nhà thuốc/công ty/xí nghiệp cố định từ khi nhận bằng tốt nghiệp, thì việc xin cấp Giấy xác nhận thời gian thực hành sẽ dễ dàng hơn. Còn nếu DS đã làm ở nhiều nơi, thì DS sẽ phải đi xin Giấy xác nhận thời gian thực hành tại tất cả những nơi mình đã làm việc để có đủ thời gian thực hành.

6. Lý lịch tư pháp.

Lý lịch tư pháp là một yêu cầu mới của Luật Dược 2016 trong hồ sơ cấp CCHN. Địa điểm làm lịch lịch tư pháp là Sở Tư pháp của tỉnh, thành phố nơi DS có hộ khẩu thường trú. DS cầm theo chứng minh thư/hộ chiếu/căn cước công dân và hộ khẩu thường trú đến Sở Tư pháp, trình bày với cán bộ tiếp nhận hồ sơ xin làm Lý lịch tư pháp để bổ sung vào Hồ sơ xin cấp CCHN Dược. Lệ phí là 200.000 đồng.

Thủ tục rất nhanh gọn, chỉ khoảng 15 phút, sau 2 tuần Sở sẽ hẹn trả kết quả. Nếu DS làm việc xa nhà, DS có thể nhờ bố mẹ ruột đến Sở Tư pháp làm hộ. DS cũng có thể đăng ký trả Lý lịch Tư pháp theo đường bưu điện.

7. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp theo quy định tại Luật khám bệnh, chữa bệnh.

Giấy chứng nhận sức khỏe hay “Giấy khám sức khỏe” có thể được thực hiện tại các cơ sở Y tế. DS lưu ý khám tất cả các mục, kể cả xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh Xquang.

Sau khi chuẩn bị đủ giấy tờ, DS lên Sở Y tế nơi mình muốn đăng ký làm CCHN để nộp hồ sơ. Nếu hồ sơ không có gì sai sót, DS sẽ nộp lệ phí thẩm định hồ sơ là 500.000 đồng và thời hạn giải quyết hồ sơ là 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.Trường hợp không cấp Chứng chỉ hành nghề dược, Sở Y tế sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, Sở Y tế sẽ có văn bản thông báo nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung gửi cho người đề nghị trong thời hạn 10 ngày làm việc.

Hướng dẫn làm chứng chỉ hành Nghề Dược theo Luật Dược 2016

Tuyển sinh Cao đẳng Dược Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn năm 2019

Ở các thành phố lớn như Hà Nội hay TPHCM, các DS còn có thể nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến. Các DS chỉ cần chụp ảnh hoặc scan các giấy tờ để nộp online, sau đó đến thời gian trả kết quả DS mang một bộ hồ sơ đầy đủ đến nhận kết quả. Quy trình này rất tiết kiệm thời gian và phù hợp với thời đại 4.0.

Theo ban pháp chế Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cảnh báo: Hiện nay, có rất nhiều “dịch vụ”, “môi giới” làm CCHN Dược trên thị trường. Những dịch vụ này có thể sẽ tiết kiệm thời gian và công sức cho các DS, nhưng số tiền bỏ ra cũng rất lớn và không được pháp luật bảo hộ nếu xảy ra rủi ro. CCHN Dược được coi như tài sản cả đời của một người DS, do đó lời khuyên của tôi dành cho các DS là nên tìm hiểu kỹ về luật pháp, tự chuẩn bị giấy tờ và làm thủ tục theo cách nhanh gọn nhất để không xảy ra những sự cố đáng tiếc. Tuyệt đối không cung cấp các giấy tờ gốc của bản thân cho bất kỳ ai.

Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích về việc làm CCHN cho các DS. Chúc các quý đồng nghiệp làm CCHN suôn sẻ, đóng góp sức mình cho sự phát triển chung của ngành Dược phẩm.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop