Một trong những cách điều trị tiêu chảy cho trẻ hiệu quả đó là sử dụng oresol. Tuy nhiên sử dụng với liều lượng thích hợp nếu không sẽ phản tác dụng. Vậy sử dụng oresol với liều lượng như thế nào là đúng?
Tiêu chảy nếu không chữa trị kịp thời có thể gây tử vong
Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao ở trẻ em, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Mọi người, đặc biệt các bà mẹ có con nhỏ, đừng chủ quan với bệnh này nhé. Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ có buổi hỏi đáp để cung cấp thêm kiến thức về bệnh tiêu chảy ngay dưới đây
Trẻ được bú mẹ đi ngoài phân sệt nhiều lần trong ngày thì có phải là bị tiêu chảy hay không?
Tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng bất thường từ 3 lần trở lên trong 24 giờ,đặc biệt chú ý phân có tính chất lỏng. Nếu Trẻ được bú mẹ hoàn toàn đi ngoài phân sệt là bình thường, nên các mẹ đừng lo lắng.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tiêu chảy ở trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ mới tập ăn, hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, hay cầm nắm vật linh tinh bỏ miệng.Trẻ bú bình không đảm bảo vệ sinh, thức ăn bị ô nhiễm trước và sau khi chế biến, nước uống không sạch (không đun sôi hoặc để lâu), hoặc nguồn nước sinh hoạt bịô nhiễm, dụng cụ, tay người chế biến thức ăn bị nhiễm bệnh, xử lý chất thải đã nhiễm bệnh không đúng cách, quan niệm phân trẻ em không bẩn như phân người lớn, không có thói quen rửa tay sau khi đại tiện, trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn,…
Lời khuyên đến các bà mẹ có trẻ nhỏ bị tiêu chảy?
Các giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn khuyên các bố mẹ có trẻ bị tiêu chảy nên bổ sung kẽm vì trẻ bị tiêu chảy sẽ mất một lượng lớn kẽm, bù lại lượng kẽm bị mất là rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, giúp trẻ sớm hồi phục sau tiêu chảy. Ngoài ra sử dụng Oresol đúng cách, bổ sung thức ăn lỏng như: nước xúp, nước cơm, nước cháo hoặc nước sạch tùy theo nhu cầu của trẻ, các mẹ có thể phòng bệnh cho trẻ bằng cách tiêm vắc xin Rotavius.
Tiêu chảy có máu thì nguyên nhân do đâu và có nguy hiểm hơn không?
Tiêu chảy có máu trong phân thì có nghĩa bị Lỵ, hầu hết các trường hợp Lỵ là do Shigella. Tuy nhiên để tim hiểu nguyên nhân thực sự thì cần cấy phân.
Những thức ăn nào cần tránh cho trẻ khi trẻ đang bị tiêu chảy
Các mẹ không nên cho trẻ ăn những rau sợi thô, củ, quả, hạt ngũ cốc có nhiều chất xơ vì khó tiêu hoá.
Nước cháo loãng chỉ có tác dụng bù nước chỉ làm cho trẻ có cảm giác no mà không đủ các chất dinh dưỡng. Những thức ăn chứa quá nhiều đường có thể gây tiêu chảy thẩm thấu gây tiêu chảy nặng hơn.
Nên khuyến khích trẻ ăn nhiều như trẻ muốn, cách nhau 3 hoặc 4 giờ (6 bữa/ngày) và cho ăn thường xuyên với lượng nhỏ thì tốt hơn vì thức ăn sẽ dễ hấp thu hơn so với ăn ít bữa, số lượng nhiều. Sau khi tiêu chảy ngừng, tiếp tục cho trẻ ăn thức ăn giàu năng lượng và cung cấp thêm một bữa phụ mỗi ngày trong ít nhất hai tuần. Nếu trẻ SDD, bữa ăn phụ nên được tiếp tục cho đến khi trẻ đạt được cân nặng bình thường theo chiều cao.
Đã có trường hợp trê em tử vong do uống Oresol pha sai tỉ lệ khi điều trị tại nhà. Vậy pha Oresol như nào cho đúng cách?
Đầu tiên chú ý rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi pha và đổ bột trong gói Oresol vào vật đựng sạch. Trong các tài liệu giảng dạy Cao đăng Điều dưỡng Sài gòn có viết: Pha 1 gói oresol với 1 lít nước sạch (hoặc một lượng nước thích hợp có ghi trên gói ORS cho từng loại gói được sản xuất). Dung dịch sau khi pha bảo quản sạch sẽ và không dùng dung dịch đã pha quá 24 giờ. Đặc biệt lưu ý nếu pha dung dịch Oresol quá đặc sẽ gây nguy hiểm tính mạng còn nếu pha loãng sẽ không đạt được hiệu quả điều trị mong muốn.
Ngoài việc pha Oresol đúng tỉ lệ, cần cho trẻ uống đúng cách đúng liều lượng, vậy cho trẻ uống thế nào là đúng cách?
Lượng dịch cần uống được tính bằng 75ml nhân với cân nặng của trẻ (kg). Nếu không biết cân nặng của trẻ, chỉ định lượng dịch cần uống theo tuổi. Lượng dịch chính xác cần thiết phụ thuộc vào tình trạng mất nước của trẻ. Cho trẻ uống dung dịch ORS bằng cốc và thìa,lưu ý là không sử dụng bình bú. Đối với trẻ nhỏ, các mẹ có thể cho dùng ống nhỏ giọt hoặc bơm tiêm (không có kim) để bơm từ từ Các mẹ tiếp tục cho con bú, uống nếu trẻ muốn. Đối với trẻ dưới 6 tháng không bú sữa mẹ thì cho uống thêm 100 - 200ml nước sạch. Khi thấy dấu hiệu phù mi mắt có nghĩa là trẻ đang thừa dịch, cần ngừng cho uống ORS nhưng vẫn cho trẻ bú mẹ và uống nước sạch.
Khi trẻ có những dấu hiệu gì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế
Các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn khuyên các bà mẹ cần đưa trẻ đến khám ngay tại các cơ sở y tế khi trẻ có một trong những biểu hiện như:
-Đi ngoài rất nhiều lần phân lỏng (đi liên tục)
-Nôn tái diễn
-Trở nên rất khát
-Ăn uống kém hoặc bỏ bú
-Trẻ không tốt lên sau 2 ngày điều trị
-Sốt cao hơn
-Có máu trong phân
Hy vọng những thông tin bổ ích trên sẽ giúp ích cho mọi người đặc biệt các bà mẹ có con nhỏ xử lý đúng cách và kịp thời khi trẻ bị tiêu chảy