Luận bàn về tư tưởng của Bác về ngành Y Dược

Luận bàn về tư tưởng của Bác về ngành Y DượcBác Hộ - Người đưa ra những tư tưởng, quan điểm về sức khỏe, về xây dựng và phát triển ngành Y tế Việt Nam từ những tinh túy văn hóa dân tộc và nhân loại.

Bác Hộ - Người đưa ra những tư tưởng, quan điểm về sức khỏe, về xây dựng và phát triển ngành Y tế Việt Nam từ những tinh túy văn hóa dân tộc và nhân loại.

Tư tưởng đạo đúc trong ngành Y Dược

Tư tưởng đạo đúc trong ngành Y Dược

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn hướng tới một chủ nghĩa nhân văn cao cả và trong sáng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng con người là gốc của mọi công việc. Mối quan tâm lớn nhất, xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh là vấn đề con người và sự phát triển con người một cách toàn diện, trong đó xem sức khỏe là vốn quý nhất. Trong hệ thống các quan điểm đó, vấn đề về y đức được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Tư tưởng y đức của Người là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình chỉ đạo xây dựng và phát triển nền y học nước ta.

Dân tộc Việt Nam đã trải qua mấy ngàn năm lịch sử, đã tích lũy được rất nhiều tri thức và kinh nghiệm về nhiều lĩnh vực, trong đó có những tri thức bảo vệ sức khỏe, duy trì và phát triển nòi giống và đã sản sinh ra nhiều danh y nổi tiếng. Tiêu biểu nhất cho các danh y dân tộc là hai đại danh y Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIII) và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (thế kỷ XVIII). Các danh y đã để lại cho hậu thế của dân tộc một khối lượng tri thức phong phú về y lý, y đức, y thuật và những bài thuốc quý.

Không có nghề nào lại đi vào đời sống con người một cách sâu sắc và cấp thiết như nghề y, nó đi liền với sự xuất hiện con người và chắc chắn sẽ tồn tại cho đến khi không còn sự sống của loài người trên trái đất này. Cũng không có nghề nào như nghề y mà một lỗi lầm hay một thiếu sót dù nhỏ lại có thể gây nên những tác hại lớn đến sức khỏe và thậm chí đến tính mạng của con người, mà người người mắc lỗi có khi không còn cơ hội sửa chữa, khắc phục được nữa. Đã từ lâu, người ta đã coi nghề y là một nghề quan trọng, đặc biệt, một nghề nhân đạo có quan hệ đến đời sống và tính mạng con người, đến hạnh phúc của từng gia đình, tương lai nòi giống, đến sức khỏe và sự cường thịnh của một dân tộc, của toàn xã hội.

Chính vì vị trí đặc biệt của ngành Y, mà hàng ngàn năm trước Công nguyên, lúc xã hội còn phụ thuộc vào thần quyền, tôn giáo, cả dưới các chế độ nô lệ, phong kiến và tư bản, loài người từ Đông sang Tây đã nêu cao vấn đề y đức. Những lời thơ dân gian, những đạo luật, những điều thuyết giảng trong tôn giáo, những phần thưởng và hình phạt, những điều răn trong triết học và những lời thề của thầy thuốc, những lời dạy của các bậc danh y, những tiêu chuẩn, quy chế và luật pháp về y đức trong hành nghề y, dược… đã được sử dụng trong các thời đại khác nhau để giáo dục và bảo đảm giữ gìn đạo đức người thầy thuốc.

Kế thừa truyền thống y đức của ông cha ta, tiếp thu tinh hoa y đức nhân loại, trên cương vị là lãnh tụ kính yêu của dân tộc và một nhà văn hóa lớn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc trau dồi, rèn luyện y đức – đạo đức của người thầy thuốc, người cán bộ y tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những lãnh tụ cách mạng bàn nhiều nhất về đạo đức. Nếu như mọi người đều có thể tìm thấy trong di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh những quan điểm, tư tưởng đạo đức phù hợp với mình thì cán bộ, nhân viên ngành y, nhận rõ điều đó nhất. Có thể nói, sau đạo đức của người cán bộ cách mạng nói chung, đạo đức ngành Y được Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn đến nhiều nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng cán bộ, nhân viên ngành Y danh hiệu cao quý và đẹp đẽ nhất: “Thầy thuốc phải như mẹ hiền”. Đây chính là yêu cầu Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra trong phương châm xử thế, phương châm hành động và phục vụ của các bộ và nhân viên ngành y đối với người bệnh.

Trong thư gửi Hội nghị Cán bộ y tế ngày 27 tháng 2 năm 1955 của Chủ tịch Hồ Chí Minh có câu "Lương y phải như từ mẫu”, ở đây Bác dùng chữ “phải”ý muốn nhấn mạnh rằng, một người thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền. Câu “lương y phải như từ mẫu”của Bác chính là để nhấn mạnh hai điều kiện phải có của người thầy thuốc, đó là:- Người thầy thuốc (Lương y) phải là người có lòng nhân ái, thương yêu người bệnh; như người mẹ hiền (Từ mẫu) cũng vậy, không có người mẹ nào muốn con mình bị ốm đau, bệnh tật mà trái lại luôn mong cho con khỏe mạnh, mau ăn chóng lớn. Người thầy thuốc phải là thầy thuốc “giỏi”, là người có năng lực dùng kiến thức và kỹ năng về y dược để chữa bệnh cho mọi người và thầy thuốc giỏi là người hành nghề y vững vàng về chuyên môn, luôn tìm cách nâng cao trình độ nghề nghiệp, cập nhật kiến thức y dược để làm chủ trang, thiết bị hiện đại nhằm chữa trị tốt cho người bệnh. “Lương y phải như từ mẫu” là y đức, đặt nền tảng trên sự “Tôn trọng sinh mạng con người”, nên đối với người thầy thuốc trước hết là không được làm bất cứ điều gì gây tổn hại,mà luôn nghĩ và làm đìều có lợi cho người bệnh. Rồi phải tôn trọng nhân phẩm và quyền lợi bệnh nhân,không phân biệt đối xử,phải công bằng và trung thực. Vì vậy, thầy thuốc cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”. Ngoài cái giỏi về chuyên môn kỹ thuật, còn phải giỏi về tâm lý giao tiếp, chẩn đoán không chỉ bệnh tật mà còn hiểu được những nguyện vọng của bệnh nhân như người mẹ hiền hiểu tâm tính của người con do mình sinh ra vậy. Nhưng mọi thầy thuốc đâu phải tự nhiên đều trở thành "mẹ hiền”, mà chỉ có thầy thuốc chịu phấn đấu, cố gắng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tác phong, lối sống, cách xử sự với bệnh nhân, mới có thể trở thành mẹ hiền được.

Lương Y như từ mẫu

Lương Y như từ mẫu

Từ tấm lòng lương y như từ mẫu mà nảy sinh ra những đức tính cần thiết của người cán bộ y tế như niềm nở, dịu dàng trong tiếp xúc, tận tình, cẩn trọng, chu đáo khi chăm sóc, ân cần, tỉ mỉ lúc dặn dò và trong những trường hợp khó khăn, nguy kịch thì sẵn sàng chịu khó, chịu khổ, hy sinh, quên mình để làm tròn phận sự cứu người. Có tình thương của người mẹ hiền thì người thầy thuốc tránh được những thói xấu như cầu lợi, kể công, phân biệt đối xử giữa giàu, nghèo, sang, hèn, hách dịch, lạnh lùng khi tiếp xúc, qua loa, tắc trách trong phục vụ, đố kỵ, kèn cựa với đồng nghiệp… “Thầy thuốc như mẹ hiền” là cốt lõi của đạo đức ngành y.

Bước vào thời kỳ mới, ngành Y tế nước ta có nhiều điều kiện phát triển, đội ngũ cán bộ y tế có nhiều tiến bộ và cống hiến to lớn, nhưng cũng đứng trước những thách thức mới, trong đó có sự xuống cấp về y đức.

Nước ta là một nước nghèo, chậm phát triển và trải qua chiến tranh lâu dài nên để lại những hậu quả nặng nề về sức khỏe cho nhân dân. Những bệnh dịch và bệnh xã đã trở thành gánh nặng của ngành Y tế nước ta. Trong thời kỳ đẩy mạnh công công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nội dung y đức về cơ bản không thay đổi. Tuy vậy, người thầy thuốc hiện nay đứng trước cơ chế mới phải đấu tranh để giữ vững bản chất nghề nghiệp, bảo vệ sự trong sáng của y đức. Trước những cám dỗ của đồng tiền, trước một đối tượng phục vụ đủ mọi thành phần giai cấp, đủ mọi tầng lớp của xã hội, với mạng lưới y tế Nhà nước và mạng lưới y tế tư nhân song song tồn tại, y đức thực sự đứng trước những thách thức.

Một bộ phận không nhỏ thầy thuốc đã vô cảm trước nỗi đau của người bệnh, đi ngượi lại y đức, trái với lương tâm, đạo lý, làm "hoen ố" hình ảnh nghề thầy thuốc cao quý có truyền thống bao đời nay. Không ít y, bác sĩ bị ma lực của đồng tiền chi phối, khiến y đức đang bị mai một, xuống cấp nghiêm trọng. Tiền bạc, quà cáp làm thay đổi tiêu chí đối xử và chất lượng điều trị bệnh của thầy thuốc. Trong nhiều trường hợp cấp cứu, vì không có tiền trả viện phí nên thầy thuốc đã bỏ mặc bệnh nhân. Lại có những y, bác sĩ đã thờ ơ, thiếu trách nhiệm, coi thường tính mạng của người bệnh, không nhanh chóng cấp cứu kịp thời, vì vậy đã gián tiếp gây ra cái chết cho người bệnh, khiến bệnh nhân từ chỗ coi thầy thuốc là ân nhân chuyển thành “oán nhân”,đồng thời bác sĩ cũng trở thành những kẻ tội đồ, bị dư luận lên án. Nhưng trên thực tế những vụ việc đó chỉ là cá biệt, thiểu số, những thầy thuốc đó chỉ là vài "con sâu làm rầu nồi canh” trong nền y tế vì nhân dân phục vụ của chúng ta mà thôi.

Ngành Y tế và người cán bộ y tế phải làm gì để không phân biệt đối xử trước đối tượng bệnh nhân cả giàu lẫn nghèo, người có quyền lực và người dân thường? Tâm lý xã hội cũng có sự thay đổi. Đó là tâm lý những người bỏ tiền đi chữa bệnh, thích thuốc mới, thuốc khó kiếm, tin vào thầy cho đơn thuốc đắt tiền và lấy tiền công đắt và tâm lý muốn giải quyết mọi vấn đề thật nhanh mà không phải chờ đợi thông qua đồng tiền. Tâm lý này đã ảnh hưởng cả đến lớp cán bộ nghèo, người dân nghèo. Nhiều bệnh nhân và gia đình hoàn cảnh khó khăn, do chịu ảnh hưởng của những suy nghĩ trên nên xoay xở, chạy tiền chữa bệnh, lâm vào cảnh khó khăn. Chính vì vậy, đối với mọi người bệnh, y đức đòi hỏi người thầy thuốc phải giữ bản lĩnh của mình, nhìn thẳng vào căn bệnh, vào thể trạng bệnh nhân mà điều trị, không phân biệt giàu, nghèo để có sự quan tâm hơn, kém.

Chính vì thế, cần phải đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương của Đảng: “Nâng cao y đức, đấu tranh đẩy lùi tiêu cực trong hoạt động khám, chữa bệnh” . Để làm tốt được nhiệm vụ và đúng với tôn chỉ mục đích nghề nghiệp. Y đức phải thực hiện tốt 4 nhiệm vụ cơ bản sau: 1- Thầy thuốc phải chăm chỉ, nhiệt tình lao động, luôn sẵn sàng, chủ động trong công việc của mình; 2- Thầy thuốc phải thận trọng, cảnh giác trước các trường hợp coi là bệnh nhẹ, bình thường, giản đơn; 3-Thầy thuốc phải luôn giữ gìn phẩm giá, danh dự nghề nghiệp của mình; 4-Thầy thuốc phải là người có tính sáng tạo trong nghề nghiệp…

Như chúng ta đã thấy trải qua 60 năm thực hiện lời dạy của Bác, hàng vạn, hàng triệu y, bác sĩ, nhân viên y tế trên cả nước đang ngày đêm tận tụy cứu chữa, chăm sóc người bệnh. Đã có nhiều bác sĩ trẻ tình nguyện về các bệnh viện nghèo, những chuyến đi khám, chữa bệnh từ thiện và phát thuốc miễn phí cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng thiên tai bão lụt, biên giới hải đảo v.v.. ngày càng nhiều trên đất nước chúng ta. Những thành tựu mới về y học, những phương pháp điều trị tiên tiến được áp dụng trong ngành y đã cứu sống được nhiều bệnh nhân mắc các bệnh hiểm nghèo, đưa nền y học của nước ta ngang tầm với một số nước có nền y học tiên tiến trên thế giới. Thấm nhuần lời dạy của Bác “Lương y như từ mẫu” như đường kim mũi chỉ nam giúp Đảng ta xây dựng những quan điểm cơ bản có ý nghĩa định hướng cho nền y học Việt Nam. Ngành Y tế nước nhà, những chiến sĩ áo trắng nhất quán trong việc học tập, vận dụng lời căn dặn của Người. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, những di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về y đức đang soi đường và chắp cánh cho đội ngũ cán bộ y tế nước ta vượt qua mọi khó khăn và thử thách, nắm vững vận hội, vượt qua thách thức, góp phần đưa nước ta tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh… Chúng ta hãy tin tưởng rằng những y, bác sĩ và các nhân viên y tế hôm nay vẫn chiếm được lòng tin hết mực của người bệnh.

Sinh viên trường Y Dược

Sinh viên trường Y Dược

Là một sinh viên trong ngành Y Dược khi được học tập trong ngôi Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn – nơi ươm mầm cho em trở thành những thầy thuốc sâu y lý – giỏi y thuật – giàu y đức em tự cảm thấy thứ nhất là em sẽ thực hiện được ước mơ trở thành “người thầy thuốc”. Thứ hai khi em được học tập ở đây thầy cô đã không chỉ dạy em về kiến thức mà còn dạy em và bản thân em tự trau dồi được đạo đức nghề của người thầy thuốc để xứng đáng với vẻ đẹp trong sáng và nhân văn của những chiến sĩ khoác áo blouse trắng trên mặt trận chống bệnh tật và cứu người.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop