Tình trạng ho mãn tính khiến cho người bệnh mệt mỏi, thể chất bị rồi loạn, đôi khi gây gián đoạn giấc ngủ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thói quen sinh hoạt cũng như công việc và các mối quan hệ của người bệnh
Tình trạng ho mãn
Các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ chia sẻ đến bạn đọc về tình trạng ho mãn tính qua bài viết sau đây!
THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ TÌNH TRẠNG HO MÃN TÍNH
Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, tình trạng ho nếu kéo dài tám tuần hoặc lâu hơn thì được gọi là ho mãn tính. Ngoài việc thể chất bị rối loạn, ho kinh niên có thể xa lánh gia đình và đồng nghiệp, làm hỏng giấc ngủ và để lại cảm giác tức giận và thất vọng.
Đôi khi có thể khó xác định được vấn đề gây ra ho mãn tính, những nguyên nhân phổ biến nhất của ho mãn tính là chảy nước mũi sau, hen suyễn và trào ngược acid dạ dày - một triệu chứng thường gặp của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Ho mãn tính thường biến mất khi các vấn đề cơ bản được xử lý.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng ho mãn tính
Có rất nhiều vấn đề có thể gây ra ho mãn tính, nên đôi khi gây khó khăn trong việc xác định nguyên nhân của bệnh.
Những nguyên nhân phổ biến nhất thường được biết đến là:
- Chảy nước mũi sau: chất lỏng được tiết ra ở khoang mũi nhiều hơn bình thường có thể gây dị ứng hay viêm làm cơ thể xuất hiện phản xạ ho, chất lỏng này nếu tiết lâu ngày làm ho kéo dài dẫn đến mãn tính.
- Hen phế quản: đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất.
- Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): acid dạ dày trào ngược lên cổ họng làm kích thích cổ họng hoặc đôi khi ở phổi gây nên ho mãn tính.
- Nhiễm trùng đường hô hấp: khi bị cảm lạnh, cúm, viêm phổi hoặc một số bệnh khác liên quan đến đường hô hấp có thể đi kèm với triệu chứng ho. Sau khi điều trị khỏi các bệnh này có thể vẫn sẽ còn tình trạng ho.
- Thuốc điều trị cao huyết áp: Đối với nhóm ức chế men chuyển (ACE) điều trị tăng huyết áp, suy tim có thể gây ho mãn tính và thường kéo dài sau khi ngừng thuốc.
- Viên phế quản mãn tính: Ho thường là dấu hiệu liên quan đến phổi bị tổn hại, rất có thể viêm phế quản mãn tính là nguyên nhân dẫn đến ho.
- Giãn phế quản: đây là tình trạng ống phế quản nở rộng bất thường ảnh hưởng đến phổi có thể dẫn đến viêm phổi. Các triệu chứng của giãn phế quản bao gồm ho, máu trong đờm, khó thở, mệt mỏi…
- Ung thư phổi: Ho mãn tính là một trong những biểu hiện của ung thư phổi. Nếu như ho kéo dài, trong đờm có chứa máu hoặc màu của đờm thay đổi, liên hệ ngay với bác sĩ để được xét nghiệm chuẩn đoán.
Ngoài các nguyên nhân chính gây ra ho mãn tính vẫn có những yếu tố nguy cơ tiềm tàng gây nên triệu chứng ho kéo dài, những yếu tố này có thể làm ho mãn tính phát triển, dai dẳng và khó điều trị dứt điểm như:
- Hút thuốc lá, đây là một trong những nguy cơ hàng đầu có thể dẫn đến ho và tổn thương phổi.
- Dị ứng.
- Môi trường.
- Giới tính: Nữ giới thường có phản xạ ho nhạy cảm hơn nên thường có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn.
Triệu chứng thường gặp
Ho mạn tính có thể xảy ra với các dấu hiệu và triệu chứng, có thể bao gồm:
- Sổ mũi hay nghẹt mũi.
- Cảm giác chất lỏng chạy xuống phía sau cổ họng.
- Thở khò khè và khó thở.
- Ợ nóng hoặc hương vị chua trong miệng.
- Trong trường hợp hiếm hoi có ho ra máu.
Ho mãn tính thường được định nghĩa là ho kéo dài tám tuần hoặc nhiều hơn, nhưng bất cứ ho dai dẳng nào cũng có thể phá vỡ cuộc sống. Đi khám bác sĩ nếu ho kéo dài, đặc biệt là ho có đờm hoặc máu, làm nhiễu loạn giấc ngủ, hoặc ảnh hưởng đến công việc hay các mối quan hệ.
PHƯƠNG PHÁP ĐỂ ĐIỀU TRỊ TÌNH TRẠNG HO MÃN TÍNH
Điều trị nguyên nhân gây ho mãn tính chính là cách tốt nhất để chấm dứt cơn ho dai dẳng và kéo dài.
Nếu như bạn đang dùng thuốc ức chế men chuyển, bác sĩ có thể kê một thuốc thay thế và không có tác dụng phụ gây ho.
Thuốc kháng histamine và thuốc thông mũi có thể điều trị các bệnh về dị ứng cũng như chảy nước mũi sau.
Corticosteroid có thể được sử dụng để điều trị hen phế quản, giãn phế quản… tuy nhiên sử dụng lâu dài có thể gây ra những tác dụng không mong muốn như loãng xương, suy tuyến thượng thận…
Điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng các thuốc ức chế bơm proton. Các thuốc thường được sử dụng là Esomeprazole (Nexium), Lansoprazole (Prevacid), Omeprazole (Prilosec), Pantoprazole (Protonix), Rabeprazole (Aciphex)…
Ngoài các thuốc kể trên có thể bác sĩ sẽ kê thuốc giảm ho triệu chứng, thông khí trong phổi nếu như chưa biết được chính xác nguyên nhân gây ho để giảm khó chịu cho bệnh nhân.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp
GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH TÌNH TRẠNG HO MÃN TÍNH
Cũng theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, duy trì lối sống lành mạnh là biện pháp phòng tránh hữu hiệu nhất.
Thuốc lá cũng như khói thuốc là yếu tố gây bệnh cho người hút và người xung quanh vì vậy phải dừng hút thuốc ngay.
Thay đổi chế độ ăn uống sao cho hợp lý và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ phù hợp, tránh dùng chất gây ợ nóng như rượu, ớt, thực phẩm chiên xào.
Không được dùng thuốc ức chế men chuyển khi không có chỉ định của bác sĩ, và nếu tình trạng ho trở nên trầm trọng cần báo ngay cho bác sĩ để kịp thời điều chỉnh.
Uống trà hay mật ong rất tốt cho cổ họng, phòng bệnh tốt.
Ngậm nước muối sinh lý để sát trùng họng.