Một số lưu ý về bênh chàm vi khuẩn từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Một số lưu ý về bênh chàm vi khuẩn từ B.s Trường Dược Sài GònChàm vi khuẩn tuy không gây nguy hại cho sức khỏe nhưng có ảnh hưởng lớn đến tâm lí, công việc và sinh hoạt của người bệnh. Bằng những biện pháp điều trị đúng đắn bệnh có thể được kiểm soát hiệu quả

Chàm vi khuẩn tuy không gây nguy hại cho sức khỏe nhưng có ảnh hưởng lớn đến tâm lí, công việc và sinh hoạt của người bệnh. Bằng những biện pháp điều trị đúng đắn bệnh có thể được kiểm soát hiệu quả

Một số lưu ý về bênh chàm vi khuẩn từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Bênh chàm vi khuẩn

Cùng các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu bệnh chàm vi khuẩn qua bài viết sau đây!

BỆNH CHÀM VI KHUẨN LÀ GÌ?

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, chàm vi khuẩn là bệnh lí về da xuất phát chủ yếu do sự kích thích từ kháng nguyên của các loại vi khuẩn hoặc vi nấm nhưng không có nghĩa là tại chỗ tổn thương hiện diện có vi khuẩn. Người mắc chàm vi khuẩn thường do dị ứng với độc tố của vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu hoặc độc tố của nấm epidermophyton, trichophyton.

Triệu chứng thường gặp

Người bị chàm vi khuẩn thường xuất hiện mụn nước nổi trên da và có thể xuất hiện cùng với những ổ nhiễm trùng kế cận. Vị trí tổn thương hầu như xảy ra ở các vết xây xát da nhiễm khuẩn, vết bỏng, vết côn trùng đốt, vết mổ, lỗ rò,… Các đám tổn thương bị trầy xước, chảy dịch, tiết mủ, đóng vảy tiết và có giới hạn rõ ràng ở một vị trí nhất định chứ ít khi bị lây lan từ vùng này sang vùng khác như một số bệnh về da khác.

Căn bệnh này làm cho nhiều người rơi vào trạng thái mệt mỏi, lo lắng, khó chịu do các cơn ngứa và sự ảnh hưởng thẩm mỹ gây nên. Nhiều người do cơ địa quá nhạy cảm nên việc chữa trị khó khăn, hiệu quả kém, dễ mắc bệnh trầm cảm.

PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH CHÀM VI KHUẨN

Lí do dẫn đến sự kích ứng từ kháng nguyên của các loại vi khuẩn, vi nấm hình thành chàm vi khuẩn có thể là do thực phẩm lạ, yếu tố thời tiết thay đổi thất thường hoặc do tiếp xúc với các chất hóa học độc hại, các căn bệnh ẩn bên trong cơ thể. Vì thế, khi chẩn đoán bênh, bác sĩ sẽ phải kiểm tra xem nguyên nhân bị chàm có thể nhất là gì để giúp người bệnh hạn chế được căn nguyên này. Trường hợp lí do xuất hiện bệnh là do tiếp xúc với chất độc hại thì cần dừng hẳn việc tiếp xúc đó hoặc cần hạn chế tiếp xúc bằng cách mặc đồ bảo hộ, đeo găng tay… Nếu bị chàm vi khuẩn do một số bệnh liên quan khác gây ra thì quá trình điều trị chàm vi khuẩn cần tiến hành song song với việc tích cực điều trị triệt để những căn bệnh đó. Mặt khác, căn nguyên nhân gây bệnh do dị ứng thực phẩm mà ra thì người bệnh nên kiêng hoàn toàn những thực phẩm gây dị ứng. Những người bị bệnh chàm vi khuẩn do nóng trong người hay do nhiệt thì cần hạn chế sử dụng các thực phẩm cay nóng, đồ uống có cồn hoặc chất kích thích…

Muốn điều trị hiệu quả căn bệnh này cần tìm được ổ tổn thương như nhọt, viêm họng, nấm da… để điều trị đồng thời với chàm thì bệnh mới có thể loại bỏ hoàn toàn. Tất cả các giải pháp điều trị này đều nhằm tìm ra nguyên nhân gây bệnh để phòng tránh, kết hợp với việc dùng thuốc uống và thuốc bôi ngoài da theo chỉ dẫn từ các bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị bệnh chàm vi khuẩn cần căn cứ theo từng giai đoạn của bệnh để sử dụng những loại thuốc bôi ngoài da sao cho thích hợp nhất. Người bệnh muốn đạt được hiệu quả chữa trị tốt nhất cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.

Histaglobin là thuốc tiêm có tác dụng tăng cường và thay đổi miễn dịch được dùng để điều trị chàm vi khuẩn hoặc dị ứng kéo dài… nhưng phải đồng thời loại bỏ các ổ viêm nhiễm thì bệnh mới được loại bỏ dứt điểm. Khi điều trị bệnh, người bệnh có thể kết hợp uống thêm viên uống alovera, mật ong pha nước ấm, viên uống vitamin e… vì những thực phẩm dinh dưỡng này có tác dụng kháng khuẩn, tiêu trừ viêm nhiễm, tái tạo tế bào da vô cùng hiệu quả.

Một số lưu ý về bênh chàm vi khuẩn từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo KTV chăm sóc da uy tín

CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ KHI CHĂM SÓC BỆNH NHÂN MẮC BỆNH CHÀM VI KHUẨN?

Cũng theo bác sĩ Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, người đang mắc bệnh chàm vi khuẩn cần giữ vệ sinh da sạch sẽ, nhất là vùng da bị bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng không được gãi, cọ xát, hay dùng xà phòng vì việc làm này sẽ khiến vùng da bị bệnh bội nhiễm và tạo nên những tổn thương khó lành. Không chỉ dừng lại ở đó, bạn cũng không nên chích mụn hoặc bôi đắp các loại thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. Nếu ngứa, người bệnh có thể dùng nước lá chè xanh có pha chút muối loãng vệ sinh vùng da bị bệnh để làm dịu bớt cơn ngứa.

Về chế độ ăn uống, người mắc chàm dị ứng nên ăn những thức ăn lỏng nhẹ và hạn chế ăn muối đồng thời tránh dùng các thực phẩm như vịt xiêm, tôm, cua, gà, bò, ba ba, thức ăn sống hoặc lên men, đồ hộp, đồ ăn cay nóng… và rượu, bia, cà phê, thuốc lá.

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày là việc người bệnh nên làm. Các loại nước được khuyến khích sử dụng là trà thanh nhiệt, nước ép trái cây tươi chứa nhiều vitamin vì chúng giúp bài trừ các độc tố, giải độc cơ thể, nâng cao sức đề kháng để chống lại vi khuẩn gây bệnh chàm.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop