Ngón tay xuất hiện tình trạng sưng ngứa có thể mắc bệnh gì?

Ngón tay xuất hiện tình trạng sưng ngứa có thể mắc bệnh gì?Khi xuất hiện tình trạng ngón tay bị sưng gây ngứa có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Việc chẩn đoán chính xác bệnh là cách tốt nhất để điều trị và ngăn ngừa các biến chứng.

Khi xuất hiện tình trạng ngón tay bị sưng gây ngứa có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Việc chẩn đoán chính xác bệnh là cách tốt nhất để điều trị và ngăn ngừa các biến chứng.

Ngón tay xuất hiện tình trạng sưng ngứa có thể mắc bệnh gì?

Ngón tay xuất hiện tình trạng sưng ngứa

Hãy theo dõi bài viết sau đây để được các Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ về tình trạng sưng ngứa ngón tay!

NGÓN TAY BỊ SƯNG NGỨA LÀ DẤU HIỆU CỦA BỆNH GÌ?

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, đầu các ngón tay bị sưng ngứa là tình trạng tương đối phổ biến vào mùa đông. Hiện tượng này có thể là phản ứng bình thường của cơ thể hoặc có liên quan đến một số bệnh lý bao gồm:

Viêm khớp hoặc viêm khớp dạng thấp

Sưng và ngứa ở đầu ngón tay hay các khớp có thể là dấu hiệu của bệnh viêm khớp ngón tay hoặc viêm khớp dạng thấp. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường gây cảm giác nóng rát ở đầu các ngón tay. Tiếp sau khi viêm khớp phát triển, sụn khớp bị bào mòn người bệnh có thể cảm thấy đau đớn kể cả khi không vận động tay chân.

Viêm khớp là bệnh cần được điều trị để tránh tình trạng biến chứng ảnh hưởng đến chức năng của tay. Luyện tập vật lý trị liệu và thay đổi chế độ ăn uống có thể hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, trước khi tiến hành điều trị, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ chuyên môn.

Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay còn được gọi là bệnh lý chèn ép dây thần kinh giữa. Bệnh thường phổ biến ở nữ giới hơn nam giới. Dấu hiệu nhận biết bệnh là cảm thấy ngứa ran, tê, ngứa ở cổ tay và các ngón tay. Bệnh thường phát triển chậm rãi và có xu hướng nghiêm trọng hơn theo thời gian.

Hội chứng ống cổ tay không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh không được điều trị, các triệu chứng kéo dài có thể ảnh hưởng chức năng của tay, teo cơ hoặc tàn phế. Vì vậy, hãy đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh.

Bệnh thần kinh ngoại biên

Bệnh thần kinh ngoại biên là tình trạng tổn thương dây thần kinh có liên quan đến bệnh tiểu đường. Bệnh làm cho lượng đường trong máu dâng cao gây tổn thương các dây thần kinh và ảnh hưởng đến cả tay và chân.

Các dấu hiệu của bệnh thần kinh ngoại biên do bệnh tiểu đường bao gồm:

  • Các ngón tay trở nên nhạy cảm, đặc biệt là khi chạm vào.
  • Mất cảm giác ở tay hay bị tê ở các ngón tay.
  • Ngón tay đau, yếu, thường xuyên run rẩy.
  • Khớp ngón tay bị sưng và ngứa.

Bệnh thần kinh ngoại biên do bệnh tiểu đường không thể điều trị khỏi. Tuy nhiên, người bệnh có thể áp dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn tình trạng ngứa và sưng ở ngón tay.

Phù bạch huyết

Phù bạch huyết là xuất hiện khi các chất lỏng bạch huyết (bao gồm chất thải, vi khuẩn hoặc virus) không thể thoát ra khỏi cơ thể. Khi các chất lỏng này tích tụ ở tay làm cho ngón tay bị sưng và ngứa. Khi bị phù bạch huyết, da người bệnh sẽ căng hơn bình thường và người bệnh đôi khi cũng có thể bị sốt nhẹ.

Tiền sản giật

Tiền sản giật là tình trạng sưng phù các bộ phận trên cơ thể, thường gặp nhất là mặt và đầu ngón tay ở phụ nữ mang thai. Tiền sản giật là một biến chứng thai kỳ do huyết áp cao và cần được điều trị y tế. Việc trì hoãn điều trị có thể dẫn đến tổn thương nội tạng bao gồm cả gan và thận.

Theo các chuyên gia, tiền sản giật là tình trạng thường gặp ở thai phụ trên 40 tuổi và mang thai lần đầu. Tuy nhiên, tình trạng này cũng phổ biến ở những thai phụ béo phì hoặc những người phụ nữ mang thai đôi, thai ba.

Bệnh Raynaud

Raynaud là tình trạng thu hẹp hệ thống động mạch của người bệnh thường phổ biến ở những người thường xuyên căng thẳng. Triệu chứng thường gặp của bệnh Raynaud bao gồm ngón tay bị sưng và ngứa kèm theo thay đổi màu da, loét ngón tay.

Bệnh Raynaud có thể dẫn đến dị tật các ngón tay, tắc nghẽn tuần hoàn máu, loét da hoặc hoại tử mô. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh, hãy đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị hợp lý.

Các vấn đề về gan thận

Chức năng gan thận là loại bỏ các chất độc hại, cặn bã không cần thiết cho cơ thể. Do đó, khi các cơ quan này hoạt động không tốt, chất lỏng có thể tích tụ trong cơ thể và gây phù nề. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể, nhưng thường phổ biến ở tay, khớp ngón tay, chân và mắt cá chân.

Viêm mô tế bào

Viêm mô tế bào là một tình trạng nhiễm trùng bề mặt da và các mô bên dưới da. Nguyên nhân phổ biến gây ra viêm mô tế bào là do vi khuẩn tụ cầu và liên cầu khuẩn gây ra, thường phát triển từ các vết thương hở rồi lây lan đến bàn tay, ngón tay bởi các dòng máu mang vi khuẩn gây bệnh.

Viêm mô tế bào khiến ngón tay bị ngứa, sưng và mềm khi chạm vào. Đôi khi các hoạt động đơn giản như cử động ngón tay cũng có thể gây đau đớn. Tình trạng này cần được điều trị để tránh nhiễm trùng sâu vào kết cấu của da và gây hoại tử mô da.

Các bệnh lý về da

  • Các bệnh viêm da
  • Nhiễm trùng ngón tay
  • Bệnh ghẻ
  • Nhiễm virus Herpes, Felon hoặc Paronychia

Ngón tay xuất hiện tình trạng sưng ngứa có thể mắc bệnh gì?

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp

CÁCH XỬ LÝ KHI NGÓN TAY BỊ SƯNG VÀ NGỨA

Theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, để biết chính xác nguyên nhân khiến ngón tay bị sưng và ngứa thì người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán. Bên cạnh đó, người bệnh có thể áp dụng một số cách cải thiện và điều chỉnh các triệu chứng tại nhà:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng có độ pH thấp hoặc có nguồn gốc từ thiên nhiên.
  • Không để tay ướt thường xuyên, cần lau khô bằng khăn sạch sau khi rửa tay hoặc tiếp xúc với nước.
  • Khi bị sưng, đau có thể cườm đá hay ngâm tay trong nước mát
  • Tránh sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có thể gây kích ứng như sản phẩm có mùi thơm hoặc màu hóa học.
  • Hạn chế để tay tiếp xúc hóa chất, nếu cần phải đeo găng tay.
  • Thời tiết lạnh, khô, cũng nên đeo găng tay để giữ ấm
  • Giữ ẩm thường xuyên với kem dưỡng ẩm da tay. Trao đổi với bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chuyên môn để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.

Trong các trường hợp tình trạng bệnh nghiêm trọng hoặc không thuyên giảm sau khi tự khắc phục tại nhà, người bệnh nên đến bệnh viện. Bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm cần thiết và kê toa thuốc như:

  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc kháng nấm
  • Corticosteroid thoa ngoài da
  • Thuốc ức chế miễn dịch

Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop