Nguyên nhân gây bệnh ung thư buồng trứng và cách phòng chống

Nguyên nhân gây bệnh ung thư buồng trứng và cách phòng chốngUng thư buồng trứng là căn bệnh có tỷ lệ tử vong hàng đầu trong số các bệnh ung thư phụ khoa. Do đó biết được nguyên nhân gây bệnh giúp phòng chống bệnh một cách hiệu quả.

Ung thư buồng trứng là căn bệnh có tỷ lệ tử vong hàng đầu trong số các bệnh ung thư phụ khoa. Do đó biết được nguyên nhân gây bệnh giúp phòng chống bệnh một cách hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư buồng trứng và cách phòng chống

Vào giai đoạn cuối, ung thư buồng trứng khó điều trị hơn và thường gây tử vong

Bệnh ung thư buồng trứng gì?

Ung thư buồng trứng có tên tiếng Anh là Ovarian Cancer, là một loại ung thư bắt đầu ở buồng trứng. Phụ nữ có hai buồng trứng, một ở mỗi bên của tử cung.

Ung thư buồng trứng thường không phát hiện được cho đến khi nó lan ra trong vùng chậu và vùng bụng. Vào giai đoạn cuối, ung thư buồng trứng khó điều trị hơn và thường gây tử vong. Ung thư buồng trứng được phát hiện sớm có nhiều khả năng được điều trị thành công.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư buồng trứng là do đâu?

Tuổi cao, chưa từng sinh con, bị béo phì, tiền sử gia đình có người bị bệnh là một số nguyên nhân có thể dẫn đến ung thư buồng trứng đối với phụ nữ.

Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng mà các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ

  • Tuổi: Phụ nữ ở độ tuổi càng cao thì nguy cơ mắc ung thư buồng trứng càng lớn. Theo thống kê thì ở độ tuổi 50 đến 60 phụ nữ thường mắc nhiều nhất. Tuy nhiên bệnh vẫn có thể phát sinh ở những phụ nữ trẻ hơn.
  • Mang thai: Những phụ nữ chưa từng sinh con cũng là đối tượng có nguy cơ bị ung thư buồng trứng cao hơn những phụ nữ khác. 
  • Kinh nguyệt: Những phụ nữ xuất hiện kinh nguyệt sớm hoặc mãn kinh muộn cũng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn những người bình thường
  • Tiền sử gia đình: Nếu bạn có người thân thế hệ thứ nhất - mẹ, con gái hoặc chị em gái - mắc ung thư buồng trứng, bản thân bạn sẽ có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn những người khác. Quan hệ huyết thống càng xa thì nguy cơ mắc bệnh càng giảm.
  • Tiền sử bệnh: Những phụ nữ có tiền sử bị ung thư vú hoặc ung thư đại tràng sẽ có nhiều khả năng mắc ung thư buồng trứng hơn so với những phụ nữ không có tiền sử.

Ngoài ra, một số phụ nữ sử dụng hormon thay thế hay béo phì cũng là những đối tượng có khả năng mắc ung thư buồng trứng cao hơn.

Triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư buồng trứng là gì?

  • Đầy, tức đau bụng dưới: Triệu chứng cơ năng của ung thư buồng trứng giai đoạn đầu không đặc hiệu, không thường xuất hiện và có thể dễ nhầm lẫn với các bệnh nội khoa khác. Bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý đến những triệu chứng dạ dày - ruột không giải thích được như đầy, tức, đau bụng dưới. Đặc biệt ở những phụ nữ trên 35 tuổi có tiền sử mất cân bằng nội tiết và chức năng buồng trứng không bình thường, thì càng phải lưu tâm hơn.
  • Đau bụng: Triệu chứng đau bụng do ung thư phát triển chèn ép và lan tràn trong ổ bụng hoặc tức căng ổ bụng do dịch cổ trướng (dịch xuất hiện trong ổ màng bụng) thường xuất hiện vào giai đoạn muộn. Cảm giác vùng bụng trướng to hơn, do khối u phát triển rất nhanh trong thời gian ngắn sẽ gây ra hiện tượng trướng bụng, có khối u vùng bụng và báng bụng. Khối u nhỏ chỉ khi kiểm tra vùng khung chậu mới có thể phát hiện, khi khối u dần phát triển vượt qua vùng khung chậu thì vùng bụng có thể chạm vào khối u. 
  • Chảy máu âm đạo bất thường: Không chảy máu nhiều nhưng triệu chứng chảy máu âm đạokhá thường gặp trong các trường hợp bệnh nhân ung thư buồng trứng.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư buồng trứng và cách phòng chống

Có những phương pháp nào điều trị bệnh ung thư buồng trứng?

Phẫu thuật là phương pháp điều trị hữu hiệu nhất cho bệnh nhân bị ung thư buồng trứng. Ở cuộc phẫu thuật thì buồng trứng, vòi dẫn trứng, tử cung và cổ tử cung của bệnh nhân thường sẽ được cắt bỏ.

Hóa trị liệu là phương pháp dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Có thể áp dụng hóa trị liệu để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể sau khi phẫu thuật ung thư buồng trứng, để kiểm soát sự tăng trưởng của khối u hoặc làm giảm nhẹ triệu chứng của bệnh.

Tia xạ trị liệu, còn được gọi là liệu pháp phóng xạ, là phương pháp sử dụng tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư buồng trứng. Tia xạ trị liệu chỉ ảnh hưởng tới tế bào ở vùng chiếu xạ. Tia phóng xạ có thể xuất phát từ một máy (phóng xạ ngoài). Một số bệnh nhân được điều trị bằng tia phóng xạ trong màng bụng trong đó dung dịch phóng xạ được đưa trực tiếp vào ổ bụng qua một ống thông.

Làm thế nào để phòng chống bệnh ung thư buồng trứng?

Để phòng ngừa ung thư buồng trứng, bác sĩ chuyên khoa Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn khuyên phụ nữ cần lưu ý một số điều sau:

  • Phụ nữ cần ăn uống điều độ và hạn chế hấp thu các thức ăn chứa nhiều mỡ động vật, nhiều protein, giàu năng lượng.  Nên ăn nhiều các thực phẩm có khả năng làm giảm thấp tỷ lệ phát sinh bệnh ung thư buồng trứng, như rau xanh, cà rốt, ngũ cốc, và thực phẩm có chứa các hợp chất hydrocacbon, vitamin A, vitamin C, Cenlulose.
  • Tăng cường tập luyện thể dục: Tập thể dục đều đặn vừa sức không những khiến cơ thể thoải mái, tinh thần vui vẻ, mà còn tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể chống lại được sự tấn công của bệnh tật, các yếu tố gây ung thư.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: phụ nữ để có thể phòng bệnh ung thư buồng trứng thì nên khiểm tra sức khỏe theo định kì. Việc này sẽ giúp chị em phát hiện bệnh sớm để điều trị hiệu quả nhất.

Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop