Nguyên nhân gây ra đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ là gì?

Nguyên nhân gây ra đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ là gì?Chứng mồ hôi trộm xuất hiện thường xuyên và liên tục sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Vậy nguyên nhân trẻ đổ mồ hôi trộm là gì?

Chứng mồ hôi trộm xuất hiện thường xuyên và liên tục sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Vậy nguyên nhân trẻ đổ mồ hôi trộm là gì?

Nguyên nhân gây ra đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ là gì?

Mồ hội trộm là tình trạng thường xảy ra ở trẻ em

Đổ mồ hôi trộm là tình trạng rất thường găp ở trẻ em, nhất là trẻ nhũ nhi dưới 12 tháng tuổi. Trẻ ra mồ hôi rất nhiều dù bé không hoạt động gì trong môi trường thời tiết hoàn toàn mát mẻ, điều này hay xảy ra vào ban đêm nên dân gian còn gọi là đổ mồ hôi trộm. Chứng mồ hôi trộm xuất hiện thường xuyên và liên tục sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, và đương nhiên bố mẹ cũng sẽ mất ngủ theo. Tuy nhiên đa số đổ mồ hôi trộm là tình trạng sinh lý bình thường của các trẻ, và chỉ có một số ít trường hợp là do bệnh lý mà thôi. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ qua bài phỏng vấn các bác sĩ, chuyên gia đến từ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn nhé!

Tại sao đổ mồ hôi trộm ở trẻ lại là hiện tượng sinh lý bình thường?

Trẻ bị đổ mồ hôi trộm là vì đại não của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, trẻ nhỏ đang trong thời kỳ tăng trưởng phát triển, sự trao đổi chất ở trẻ nhỏ diễn ra mạnh hơn người lớn, nếu lại tăng thêm một chút hưng phấn và kích thích thì sẽ ra mồ hôi trộm để tỏa nhiệt trong cơ thể. Đây là sự điều chỉnh giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn hằng định. Trong cuộc đời bạn, có bao giờ chỉ trong vài tháng cân nặng đã tăng lên gấp 2, gấp 3 không? Chỉ có trong thời gian nhũ nhi thôi. Việc đổ mồ hôi chứng tỏ quá trình chuyển hoá của bé nhiều và cần phải toả nhiệt. Tình trạng đổ mồ hôi sinh lý thường xảy ra nhiều ở đầu, cổ, xảy ra lúc bé ngủ được khoảng 30 phút và khoảng 60 phút sau thì giảm. Mồ hôi trộm sinh lý thường không gây ảnh hưởng đáng ngại đối với sức khỏe của trẻ, do đó bố mẹ đừng quá lo lắng.

Đã vậy thêm thói quen của các bố mẹ vì quá lo lắng cho trẻ rồi ủ trẻ quá kỹ vì sợ trẻ bị cảm lạnh. Do đó thường đắp chăn hoặc quấn mền quá nhiều, đội nón, đeo bao tay bao chân cho trẻ tạo ra sự nóng bức ngột ngạt, trẻ thường cảm thấy khó chịu và thường toát mồ hôi. Phòng ngủ chật chội, nhiệt độ phòng nóng bức, tất cả đều làm cho tình trạng đổ mồ hôi xảy ra nhiều hơn và liên tục hơn. Phòng máy lạnh thì nói nhiều lần rồi, thật ra sẽ không có nhiệt độ nào chính xác cho tất cả các trẻ, miễn sao khi bạn chọn chế độ nhiệt độ sao cho đầu và cổ bé không đổ mồ hôi, lồng ngực ấm là được. Sự thật là, nêú muốn bé cảm thấy mát mẻ, chắc hẳn là bố mẹ sẽ thấy lạnh đó nha. Nên nếu có ở chung phòng thì chuẩn bị chăn ấm cho bố mẹ sẽ hợp lý hơn.

Nguyên nhân gây ra đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ là gì?

Vậy đổ mồ hôi bệnh lý là do đâu?

Theo các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, trẻ bị thiếu vitamin D thường mắc chứng đổ mồ hôi trộm. Trẻ em dưới 1 tuổi đa số hay thiếu vitamin D do đây là giai đoạn hệ xương phát triển mạnh mẽ nhất, ngoài ra trẻ sinh non, trẻ sinh nhẹ cân, trẻ mắc các chứng bệnh nhiễm khuẩn, trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, …là những đối tượng bị thiếu hụt vitamin D trầm trọng. Nếu để ý, các bậc phụ huynh dễ nhận thấy trẻ thường hay bị mồ hôi nhiều ở trán, vùng gáy ngay cả khi thời tiết đang lạnh, đặc biệt là lúc trẻ ngủ cho nên trẻ hay rụng tóc ở phần sau gáy. Do đó tại sao mà Hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo phải bổ sung vitamin D 400UI/ngày cho đến khi bé được 12 tháng tuổi và có thể lâu hơn trên những đối tượng nguy cơ.

Ngoài ra đổ mồ hôi có thể gặp ở những trẻ mắc bệnh còi xương, lao sơ nhiễm, biểu hiện là đầu trẻ ra nhiều mồ hôi, nhất là khi bú mẹ hoặc sau khi ngủ, mồ hôi tăng tiết nhiều nhưng không liên quan đến thời tiết, đồng thời kèm những biểu hiện khác của còi xương như thóp chậm liền, ngực nhô mình gà, chân vòng kiềng hoặc có biểu hiện của lao sơ nhiễm (ho kéo dài, ăn uống kém, Xquang phổi có tổn thương lao sơ nhiễm). Vì ra mồ hôi quá nhiều và liên tục, cơ thể trẻ sẽ mất đi một lượng nước và muối sẽ khiến cơ thể trẻ yếu đi, người mệt hơn, lỗ chân lông mở rộng là những nguyên nhân làm cho cơ thể bé dễ bị cảm lạnh, dễ bị viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi, ...Nếu hiện tượng này kéo dài và liên tục sẽ làm cơ thể trẻ dễ bị suy yếu.

Vậy khi nào cần đưa bé đến khám?

Nếu phát hiện những bất thường về hiện tượng ra mồ hôi trộm của trẻ kèm theo một số triệu chứng khác ở trẻ như trẻ bị sốt, chậm tăng cân, chậm mọc răng, thóp đầu chậm liền, chậm biết bò, chậm biết đi, đầu xương to…Các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn khuyên bố mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ để trẻ được kiểm tra, chẩn đoán bệnh và chữa trị kịp thời.

Đổ mồ hôi trộm dường như không liên quan đến thiếu canxi gì đâu nhé. Do đó nếu như hiểu được sinh lý phát triển của trẻ, không ủ trẻ kín quá, cho bé ngủ phòng thoáng mát, nhiệt độ phù hợp, bổ sung vitamin D mỗi ngày, thì hầu hết các bé đều bình thường.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop