Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm amidan

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm amidanViêm amiđan có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, chủ yếu xảy ra ở trẻ em. Các triệu chứng bao gồm đau họng, sưng amidan và sốt, thậm chí gây ra nhiều biến chứng hết sức nguy hiểm.

Viêm amiđan có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, chủ yếu xảy ra ở trẻ em. Các triệu chứng bao gồm đau họng, sưng amidan và sốt, thậm chí gây ra nhiều biến chứng hết sức nguy hiểm.

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm amidan

Bệnh nhân bị viêm amidan do nhiễm vi khuẩn hoặc virus

Viêm amidan là gì?

Trong tài liệu giảng dạy Cao đẳng Dược Sài Gòn có viết: Amiđan là những tập hợp các mô bạch huyết tạo nên một phần của hệ miễn dịch. Phía dưới niêm mạc hầu rải rác có nhiều tổ chức bạch huyết, tại một số nơi tổ chức này tập trung thành từng đám lớn được gọi là tuyến hạnh nhân (amidan). Các amidan nằm vây quanh cửa hầu và xếp thành một vòng kín gọi là vòng bạch huyết quanh hầu (vòng Waldayer). Vòng này bao gồm 6 khối amidan:

Amidan vòm (hay còn gọi là VA): là 1 khối nằm ở vòm họng và có thể phát triển theo thành sau của họng mũi.

Amidan vòi: gồm có 2 amidan, nằm ở hai bên phải và trái, quanh lỗ vòi tai.

Amidan khẩu cái (amidan): gồm 2 amidan, nằm ở hai bên phải và trái, trong hố amidan của thành bên họng.

Amidan lưỡi: chỉ có 1 khối, nằm ở đáy lưỡi.

Vòng Waldeyer sẽ được hình thành trong giai đoạn thai kỳ và phát triển đầy đủ khi trẻ sinh ra. Các khối amidan phát triển nhanh về khối lượng vào lúc 1 – 2 tuổi và đạt đỉnh cao lúc 3 – 7 tuổi, sau đó teo dần đi.

Vòng bạch huyết Waldeyer bao quanh đường thở và đường ăn, có tác dụng như hàng rào bảo vệ cơ thể giúp chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài. Tất cả vi khuẩn đi từ mũi, miệng vào cơ thể đều phải thông qua vòng này. Tuy nhiên, khi bị viêm và không được điều trị tốt, vòng này sẽ trở thành ổ lưu trú của vi khuẩn, nguồn gây bệnh cho các bộ phận khác của cơ thể như phổi, tai, ruột, khớp …

Nhiệm vụ miễn dịch của amidan rất cần thiết để bảo vệ cơ thể, thường bắt đầu hoạt động từ năm 3 tuổi.

Nguyên nhân gây bệnh

Không khí được hít vào mũi, miệng có chứa nhiều loại vi khuẩn. Có nhiều loại vi khuẩn gây viêm amidan như: Hemophilus influenza, Moraxella catarrhalis, phế cầu, tụ cầu, liên cầu…

Viêm amidan có thể do nhiễm vi khuẩn hoặc virus gây ra.

Đại đa số các trường hợp viêm amidan sẽ hết trong vòng 10 ngày.

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm amidan

Triệu chứng

Các triệu chứng phổ biến nhất của viêm amiđan được các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ bao gồm: sốt cao, lưỡi gà phù nề,  đau họng và đau khi nuốt, amidan đỏ và sưng với các vị trí đầy mủ, đau đầu, khó nuốt, đau ở tai và cổ, mệt mỏi, khó ngủ, ho, ớn lạnh, sưng hạch bạch huyết. Các triệu chứng ít gặp hơn có thể bao gồm: mệt mỏi, đau dạ dày và nôn mửa, buồn nôn, thay đổi giọng nói, hơi thở hôi.

Điều trị

Nếu viêm amidan do nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng sinh . Thuốc kháng sinh sẽ không được kê toa cho trường hợp viêm amiđan do virus. Ngoài ra, còn sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau và hạ sốt, thuốc ho, các loại thuốc ngậm có kháng sinh và kháng viêm, xúc họng bằng nước muối hay dung dịch sát trùng, khí dung họng với kháng sinh và thuốc kháng viêm.

Ngoài ra, bạn cần có chế độ nghỉ ngơi, ăn nhẹ, uống nước nhiều, súc miệng bằng các dung dịch kiềm ấm, nâng đỡ cơ thể bằng cách bổ sung các nguyên tố vi lượng, vitamin...

Amiđan sẽ được chỉ định cắt khi:

-Viêm amidan mãn tính, tái phát 5-7 lần/năm.

-Viêm amidan quá phát gây: khó ăn, khó thở, ngủ ngay, chứng ngưng thở lúc ngủ.

-Viêm amidan gây ra các biến chứng nguy hiểm như thấp tim, thấp khớp, viêm cầu thận.

-Viêm amidan mạn tính đã có biến chứng áp xe quanh amiđan 1-2 lần.

-Viêm amidan mạn tính gây hôi miệng, thậm chí điều trị nội khoa không hết.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop