Nguyên tắc điều trị táo bón đối với từng đối tượng

Nguyên tắc điều trị táo bón đối với từng đối tượngTáo bón được xem là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn tiêu hóa. Hiện nay chúng ta có thể bắt gặp tình trạng táo bón từ trẻ nhỏ đến người trưởng thành, đặc biệt chiếm tỷ lệ cao ở những người lớn tuổi.

Táo bón được xem là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn tiêu hóa. Hiện nay chúng ta có thể bắt gặp tình trạng táo bón từ trẻ nhỏ đến người trưởng thành, đặc biệt chiếm tỷ lệ cao ở những người lớn tuổi.

Nguyên tắc điều trị táo bón đối với từng đối tượng

Phần lớn bệnh nhân bị táo bón là do chế độ ăn uống không hợp lý

Táo bón là gì?

Táo bón là tình trạng giảm số lần đi đại tiện (≤ 3 lần/ tuần), phân cứng, giảm số lượng phân hay cảm giác tống phân không hoàn toàn.

Khi nào bạn nhận thấy 3 trong các triệu chứng trên đều có mới xác định được bạn đang bị táo bón.

Mặc dù táo bón không phải là một căn bệnh đe dọa đến tính mạng, nhưng lại ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng sống của bệnh nhân và áp một gánh nặng kinh tế lên chi phí y tế. Một số tình trạng táo bón không được điều trị có thể dẫn đến chèn ép trực tràng, nứt hậu môn, xoắn ruột, trĩ…

Nguyên nhân bị táo bón

Theo các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn, táo bón do nhiều nguyên nhân

  • Táo bón sơ cấp:

+ Chế độ dinh dưỡng: ăn thiếu chất xơ, uống không đủ nước,…

+ Thiếu vận động

+ Ý thức: không nhận thấy sự cần thiết của việc đại tiện, lâu dần thành thói quen

  • Táo bón thứ cấp

+ Do dạ dày ruột: hệ thần kinh, cấu tạo hay rối loạn chức năng bất thường ở ruột

+ Do một số bệnh tổng quát: rối loạn chuyển hóa (bệnh tiểu đường

+ Do thuốc: thuốc giảm đau opium, thuốc chứa Al3+, thuốc trầm cảm…

Nguyên tắc điều trị táo bón đối với từng đối tượng

Nguyên tắc điều trị táo bón là gì?

Để cải thiện được tình trạng táo bón, các giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn khuyên nên tuân thủ một số nguyên tắc sau đây, đặc biệt là cải thiện từ trong lối sống hằng ngày:

  1. Cải thiện lối sống
  • Cải thiện chế độ dinh dưỡng: uống nhiều nước, bữa ăn giàu chất xơ, giảm tinh bột
  • Chế độ vận động thích hợp, dành thời gian rèn luyện cơ thể ít nhất 30 phút mỗi ngày, không duy trì 1 tư thế ngồi hoặc nằm quá lâu.
  • Tạo thói quen đi đại tiện hằng ngày.
  1. Điều trị bằng thuốc:
  • Thuốc điều trị tạo khối (cellulose, pectine…) được ưu tiên, có thể dùng hằng ngày và lâu dài ở hầu hết bệnh nhân. Ngoài ra còn có thể sử dụng glycerin thuốc đạn đường trực tràng
  • Khi sử dụng thuốc nhuận tràng kích thích (bisacodyl…) dùng liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất => tránh lạm dụng
  • Điều trị bằng thuốc trên 1 tuần không cải thiện nên đến gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân và có thể giải quyết theo hướng điều trị khác như phẫu thuật
  • CCĐ chung các thuốc nhuận tràng: buồn nôn, ói mửa, đau bụng, tắc nghẽn ruột, không được dùng thường xuyên và kéo dài
  1. Điều trị trên các đối tượng đặc biệt
  • Đối với Phụ nữ có thai: táo bón thường do các chế phẩm sắt hay do bào thai lớn chèn ép ruột già hay do việc thay đổi hormon khi mang thai.

Việc quan trọng phải cung cấp đủ nước cho bệnh nhân bị táo bón, cải thiện chế độ ăn giàu chất xơ và vận động nhẹ. Bạn có thể kết hợp thêm một số liệu pháp massage nhẹ nhàng. Nếu vẫn không cải thiện, sử dụng các thuốc: nhuận tràng tạo khối (cellulose…) và nhuận tràng thẩm thấu (các chế phẩm lactulose, sorbitol…), có thể phối hợp.

Tránh loại hấp thu toàn thân (nhuận tràng kích thích), dầu khoáng (ngăn hấp thu vitamin), dầu castor (gây sinh non).

Một số đối tượng đặc biệt khác

  • Trẻ em: thường do thần kinh, chuyển hóa hay bất thường về giải phẫu. nhiều trẻ em có tìn trạng sợ đi đại tiện, lâu dài gây táo bón. Có thể dẫn đến tiểu không kiểm soát, nhiễm trùng đường tiểu. Nếu không liên quan bệnh lý thì xử trí như người lớn

Điều trị: Trẻ sơ sinh: cao mạch nha, siro bắp

  Thuốc đạn glycerin, thuốc thẩm thấu magie, lactulose, sorbitol  -> Biện pháp sau cùng là thuốc nhuận tràng kích thích như Bisacodyl và thuốc thụt

  • Người cao tuổi: đánh giá táo bón do bệnh lý hay do sử dụng thuốc, thận trọng đối với bệnh nhân đau tim và tăng huyết áp

Táo bón cấp: thuốc đạn glycerin, lactulose

  • Người nằm tại chỗ hay bị táo bón mạn:

Thuốc hàng đầu là nhuận tràng tạo khối. Có thể sử dụng loại mạnh hơn với điều kiện dùng liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất: bisacodyl, senna (athraquinon), sữa magie Mg(OH)2, lactulose

Tránh dùng dầu khoáng -> hít phải gây viêm phổi


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop