Viêm túi thừa xảy ra khi túi thừa bị rách dẫn đến viêm hoặc nhiễm trùng. Bệnh viêm túi thừa nhẹ nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.
Viêm túi thừa được tìm thấy nhiều nhất ở trong đại tràng
Viêm túi thừa là bệnh gì?
Túi thừa là những túi nhỏ hình thành do sự phồng lên của lớp niêm mạc hệ tiêu hóa. Chúng thường được tìm thấy ở phần cuối ruột già. Túi thừa là một cấu trúc rất phổ biến, đặc biệt sau tuổi 40 và ít khi gây ra các vấn đề về sức khoẻ.
Tuy nhiên, đôi khi túi bị viêm hoặc nhiễm trùng. Tình trạng đó được gọi là viêm túi thừa. Viêm túi thừa có thể gây ra đau bụng trầm trọng, sốt, buồn nôn và làm thay đổi rõ rệt thói quen đi đại tiện của bạn.
Viêm túi thừa nhẹ có thể được điều trị bằng nghỉ ngơi, thay đổi chế độ ăn uống và dùng kháng sinh. Nhưng túi thừa bị viêm nặng hoặc nhiễm trùng tái đi tái lại, bạn có thể sẽ cần trải qua một cuộc phẫu thuật.
Nguyên nhân gây bệnh viêm túi thừa là do đâu?
Túi thừa được hình thành khi có sự gia tăng áp lực đẩy lên thành ruột ở những điểm yếu nhất định. Những túi này được tìm thấy nhiều nhất trong đại tràng. Nhưng chúng cũng có thể được tìm thấy ở hầu hết các vị trí khác của đường tiêu hóa.
Viêm túi thừa xảy ra khi túi thừa bị rách dẫn đến viêm hoặc nhiễm trùng hoặc phối hợp cả hai.
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh viêm túi thừa được bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn liệt kê ra bao gồm:
- Lão hóa: Tỷ lệ viêm túi thừa gia tăng theo tuổi tác.
- Béo phì: Thừa cân nghiêm trọng làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm túi thừa. Mắc bệnh béo phì đồng nghĩa với việc bạn có nguy cơ cao cần phải sử dụng các phương pháp điều trị xâm lấn hơn khi bị viêm túi thừa.
- Hút thuốc: Những người hút thuốc lá thường có nguy cơ mắc bệnh viêm túi thừa nhiều hơn người không hút thuốc.
- Lười tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm túi thừa.
- Chế độ ăn nhiều chất béo động vật và ít chất xơ: mặc dù một chế độ ăn thiếu chất xơ đơn thuần không có nguy cơ rõ ràng.
- Một số loại thuốc: Một số loại thuốc có liên quan đến việc tăng nguy cơ viêm túi thừa bao gồm steroid, opiates và thuốc chống viêm không steroid.
Biểu hiện thường gặp của bệnh viêm túi thừa là gì?
Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm túi thừa bao gồm:
- Đau bụng, đau có thể liên tục và kéo dài trong vài ngày. Đau thường thấy ở phần dưới bên trái của bụng, nhưng cũng có thể xảy ra ở bên phải đặc biệt ở người Châu Á
- Buồn nôn và nôn
- Sốt
- Điểm ấn đau trên thành bụng.
- Táo bón là chủ yếu, ngoài ra bệnh cũng có thể gây tiêu chảy.
Khi thấy mình có các dấu hiệu như trên, Dược sĩ Cao Đẳng Dược khuyên bạn nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Bởi cơ địa của mỗi người là khác nhau và mức độ mắc bệnh khác nhau sẽ có các cách điều trị khác nhau.
Biến chứng thường gặp của bệnh viêm túi thừa là gì?
Khoảng 25% bệnh nhân viêm túi thừa tiến triển đến các biến chứng, có thể bao gồm:
- Áp-xe xảy ra khi mủ tích tụ trong túi thừa.
- Sự tắc nghẽn ở ruột già hoặc ruột non gây ra bởi sẹo.
- Một đường dẫn bất thường (lỗ rò) giữa các phần của ruột hoặc giữa ruột và bàng quang.
- Viêm phúc mạc có thể xảy ra nếu túi thừa đang viêm bị vỡ làm lan tràn các chất trong đường ruột vào khoang ổ bụng. Viêm phúc mạc là một trường hợp cấp cứu ngoại khoa và cần xử trí ngay lập tức.
Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân viên Y Dược chất lượng
Có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh viêm túi thừa?
Sự lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu và triệu chứng.
Viêm túi thừa chưa biến chứng
Nếu có các triệu chứng nhẹ, bạn có thể được điều trị tại nhà. Bác sỹ có thể chỉ định:
- Kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.
- Chế độ ăn lỏng trong vài ngày trong khi chờ đợi ruột hồi phục. Khi các triệu chứng được cải thiện, bạn có thể dần dần bổ sung thức ăn rắn vào chế độ ăn của mình.
- Thuốc giảm đau không cần kê toa.
Phác đồ điều trị này thành công ở 70 -100% trường hợp viêm túi thừa không biến chứng.
Viêm túi thừa có biến chứng
Nếu trường hợp của bạn nặng hoặc có các vấn đề về sức khoẻ khác kèm theo, bạn sẽ cần phải nhập viện. Điều trị thường bao gồm:
- Kháng sinh đường tĩnh mạch
- Đặt ống dẫn lưu nếu ổ áp xe đã hình thành
Điều trị phẫu thuật
Bạn cần phải trải qua một cuộc phẫu thuật để điều trị viêm túi thừa nếu:
- Có biến chứng xảy ra chẳng hạn như thủng, áp xe, có lỗ rò hoặc tắc nghẽn ruột
- Có nhiều đợt tái phát viêm túi thừa không biến chứng
- Suy giảm hệ miễn dịch
- Có hai phương pháp phẫu thuật chính:
- Phẫu thuật cắt bỏ cơ bản
- Phẫu thuật làm hậu môn nhân tạo