Có chuyện gì đang xảy ra? Và hiện tượng học sinh xác định học Cao đẳng, học nghề ngay từ ban đầu này có phải là “xu hướng” nhất thời hay là sự khởi sắc lâu dài cho các trường?
Năm 2018 thí sinh chuyển hướng đăng ký học Cao đẳng
Chưa bao giờ trong rất nhiều năm qua lại có hiện tượng, khi các trường Đại học còn vất vả tìm người học, thì đã có trường Cao đẳng tuyển được 90% chỉ tiêu. Có những em, điểm thi THPT quốc gia trên 20 điểm/3 môn cũng vẫn đi học Cao đẳng.
Học Cao đẳng thời gian ngắn, việc làm thật
Vài năm trở lại đây, việc học Cao đẳng thay vì học Đại học diễn ra khá phổ biến. Năm 2017, có tới 25% thí sinh không nộp đơn xét tuyển Đại học. Nhiều em đã xác định rất rõ tư tưởng từ những ngày đầu là sẽ tuyển sinh Cao đẳng.
Đó là chưa kể trong số lượng 75% thí sinh đăng ký xét tuyển Đại học không thể trúng tuyển hết, đồng nghĩa với việc các em quyết định con đường khác, và một trong những con đường đó là tuyển sinh các trường Cao đẳng. Năm 2018, Bộ LĐ-TB&XH đặt ra mục tiêu: Tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp đạt 2.200.000 người, trong đó tuyển sinh trình độ Cao đẳng và Trung cấp là 540.000, trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng là 1.660.000 người,…
Trên thực tế, người học hiện nay đang có sự tính toán kỹ hơn về đầu ra, thay vì xu hướng trọng bằng cấp như trước đây. Với tỷ lệ sinh viên thất nghiệp cao, thì cơ hội việc làm đang là một trong những yếu tố hàng đầu mà người học quyết định chọn trường.
Theo báo cáo của 63 Sở LĐ-TB&XH, năm 2017, tỉ lệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp trình độ CĐ, TC có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp trung bình đạt trên 80%. Bên cạnh đó, không ít trường nghề cam kết ra trường có việc làm 100%, nếu không sẽ hoàn trả học phí hoặc có chương trình đạo tạo hỗ trợ.
Học Cao đẳng chỉ mất 3 năm, không như Đại học mất từ 4 đến 5 năm, thậm chí là 6 – 7 năm đối với một số trường đặc thù.Trong khoảng thời gian đó, người học đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, công sức. Người học được sớm đi làm, được thực hành và quan trọng nhất là được kiếm tiền để có thu nhập trang trải cuộc sống.
Học nghề cũng có ưu thế rất mạnh là phù hợp với trình độ người học. Thực tế hiện nay tình trạng học ra trường nhưng không biết mình thực sự thích gì diễn ra rất phổ biến. Các em thường chọn nghề theo định hướng bố mẹ thay vì sở thích. Dẫn đến sự thiếu yêu thích với ngành mình học. Điều này khiến cho xã hội không thể phát triển được.
Để khởi sắc lâu dài, các trường phải thay đổi mạnh mẽ
Những năm trước, chuyện các trường Cao đẳng tuyển sinh khó gần như là hiện tượng hàng năm, khó có phương án giải quyết triệt để.
Nhưng hai năm gần đây, tín hiệu khởi sắc từ trường Cao đẳng cho thấy đó là kết quả của nhiều công tác: Hướng nghiệp, phân luồng… đã phát huy hiệu quả. Nhưng muốn sự khởi sắc này kéo dài, không phải là xu hướng năm nay thế này, năm sau thế khác, bản thân khối giáo dục nghề nghiệp cũng phải thay đổi mạnh mẽ hơn nữa.
Theo thống kê của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, hiện nay, các ngành, nghề có kết quả tuyển sinh cao và đang được nhiều doanh nghiệp “săn đón” có thể kể đến như: Công nghiệp Dược, Điều dưỡng, Điện công nghiệp, công nghệ ôtô, quản trị khách sạn, quản lý nhà hàng...
Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết: “Những đổi mới từ hệ thống giáo dục nghề nghiệp, sự cam kết đầu ra của các cơ sở đào tạo chính là yếu tố đảm bảo cho giáo dục nghề nghiệp không chỉ năm nay mà những năm tới sẽ khởi sắc hơn”.