Sinh viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn dũng cảm gìn giữ màu áo thanh bạch

Sinh viên Cao đẳng Dược Sài Gòn quyết bảo vệ màu áo trắngHọc tập theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sinh viên trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn quyết tâm học tập thật tốt để giữ gìn màu áo thanh bạch, cao quý của mình

Học tập theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sinh viên trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn quyết tâm học tập thật tốt để giữ gìn màu áo thanh bạch, cao quý của mình.

Sinh viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn học tập và làm theo lời Bác Hồ

Sinh viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn học tập và làm theo lời Bác Hồ

Học theo lời dạy của Bác Hồ

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn hướng tới chủ nghĩa nhân văn cao cả và trong sáng. Điều đó đã trở thành hoài bão, là mục tiêu và động lực chiến đấu kiên cường và bất khuất của Người. Mục tiêu lý tưởng của chủ nghĩa nhân văn Chủ tịch Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và đi đến giải phóng con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng con người là gốc của mọi công việc. Mối quan tâm lớn nhất, xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh là vấn đề con người và sự phát triển con người một cách toàn diện, trong đó xem sức khỏe là vốn quý nhất.

Người đưa ra những tư tưởng, quan điểm về sức khỏe, về xây dựng và phát triển ngành Y tế Việt Nam từ những tinh túy văn hóa dân tộc và nhân loại. Trong hệ thống các quan điểm đó, vấn đề về y đức được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Tư tưởng y đức của Người là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình chỉ đạo xây dựng và phát triển nền y học nước ta.

Dân tộc Việt Nam đã trải qua mấy ngàn năm lịch sử, đã tích lũy được rất nhiều tri thức và kinh nghiệm về nhiều lĩnh vực, trong đó có những tri thức bảo vệ sức khỏe, duy trì và phát triển nòi giống và đã sản sinh ra nhiều danh y nổi tiếng. Tiêu biểu nhất cho các danh y dân tộc là hai đại danh y Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIII) và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (thế kỷ XVIII). Các danh y đã để lại cho hậu thế của dân tộc một khối lượng tri thức phong phú về y lý, y đức, y thuật và những bài thuốc quý.

Cũng trong quá trình xây dựng nền y học dân tộc, các danh y của ta đã khẳng định yếu tố cơ bản, yếu tố gốc của người thầy thuốc là y đức. Làm nghề y là theo phương châm trị bệnh cứu người. Con người phải được đối xử bình đẳng trong chữa trị bệnh.

Sau hơn 20 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo nhân dân ta giành được nhiều thành tựu kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, chúng ta cũng đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới, đó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều ưu điểm nhưng những tác động tiêu cực của nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề giữ gìn phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc.

Trước thực trạng đó, vận dụng tư tưởng y đức Hồ Chí Minh, ngành Y tế đã tích cực nhạy bén, chủ động đề ra Trong phạm vi chuyên đề cảm nghĩ khi theo học tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, chúng ta cùng chia sẻ với nhau về việc ngành Y tế học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về y đức.

Không có ngành nghề nào cao quý như nghề Y

Không có nghề nào lại đi vào đời sống con người một cách sâu sắc và cấp thiết như nghề y, nó đi liền với sự xuất hiện con người và chắc chắn sẽ tồn tại cho đến khi không còn sự sống của loài người trên trái đất này.

Đã từ lâu, người ta đã coi nghề y là một nghề quan trọng, đặc biệt, một nghề nhân đạo có quan hệ đến đời sống và tính mạng con người, đến hạnh phúc của từng gia đình, đến sức khỏe và sự cường thịnh của một dân tộc, của toàn xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng cán bộ, nhân viên ngành Y danh hiệu cao quý và đẹp đẽ nhất: “Thầy thuốc phải như mẹ hiền”. Đây chính là yêu cầu Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra trong phương châm xử thế, phương châm hành động và phục vụ của các bộ và nhân viên ngành y đối với người bệnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh đến trách nhiệm, nghĩa vụ và tình thương, lòng bác ái, hy sinh, sự tận tâm phục vụ, tinh thần đoàn kết học tập tiến bộ và ý thức kỷ luật của cán bộ, nhân viên ngành Y.

Cùng với tư tưởng về y đức, “Cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. “Lương y phải như từ mẫu”, câu nói ấy rất đúng”.Trong tình thương yêu, có lẽ không có tình thương yêu nào đầm ấm, sâu sắc bằng tình thương của người mẹ. Trong cuộc sống, không có mối tình nào so sánh được với tình mẫu tử. Người thầy thuốc tận tâm, tận lực cứu sống những người bệnh thập tử nhất sinh cũng được coi như người mẹ tái sinh cuộc sống cho họ.

Sinh viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn dũng cảm gìn giữ màu áo thanh bạch

Dũng cảm giữ gìn màu áo thanh bạch mình theo đuổi

Từ tấm lòng lương y như từ mẫu mà nảy sinh ra những đức tính cần thiết của người cán bộ y tế như: niềm nở, dịu dàng trong tiếp xúc, tận tình, cẩn trọng, chu đáo khi chăm sóc, ân cần, tỉ mỉ lúc dặn dò và trong những trường hợp khó khăn, nguy kịch thì sẵn sàng chịu khó, chịu khổ, hy sinh, quên mình để làm tròn phận sự cứu người.

Sinh viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn dũng cảm gìn giữ màu áo thanh bạch

“Thầy thuốc như mẹ hiền” là cốt lõi của đạo đức ngành y. Điều làm cho những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh có sức thuyết phục và sức cảm hóa rất mạnh là vì Người đã nêu tấm gương sáng chói nhất trong lịch sử nước ta về lòng thương yêu vô hạn đối với nhân dân, về đức hy sinh cao cả, hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng Tổ quốc, mưu độc lập, tự do và hạnh phúc cho dân tộc.

Trên cơ sở học tập,  lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thầy thuốc phải như mẹ hiền. Đồng thời chống mọi hiện tượng ngại khó, ngại khổ, quan liêu, đại khái, lơ là thiếu cảnh giác, thiếu trách nhiệm. Khi ngồi trên ghế giảng đường tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, tôi đã được thầy cô dạy về việc làm một người thầy thuốc giỏi, biết thông cảm với người bệnh, thực hiện các chức trách, chế độ một cách nghiêm ngặt… Không được có thái độ coi thường, lạnh nhạt, dùng những lời nói xách mé, vô lễ đối với người bệnh và gia đình; không được đùn đẩy, gây phiền hà cho bệnh nhân; không được tùy tiện, qua loa, tắc trách… dẫn đến bỏ sót bệnh, nhầm lẫn, sai sót có hại cho sức khỏe và tính mệnh người bệnh.

Tư tưởng “Thầy thuốc như mẹ hiền” được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên và khẳng định nhiều lần ngay trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Từ đó đến nay, ngành Y tế nước nhà, những chiến sĩ áo trắng nhất quán trong việc học tập, vận dụng lời căn dặn của Người.

Nghề Y là một nghề cao quý, được xã hội tôn vinh, những người thầy thuốc phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện y đức mới thực hiện được lời dạy của Bác.

Đối với cán bộ y tế cả nước, tư tưởng của Bác về y đức vừa là hệ thống lý luận gắn liền với thực tiễn dễ đi vào lòng người, rất dễ nhớ, dễ làm đồng thời còn là những lời dạy bảo thân thương, chân tình mà mỗi người đều thấm nhuần.

Vì vậy, trong thời kỳ kinh tế thị trường như hiện nay, mỗi cán bộ y tế cần phải nghiên cứu vận dụng y đức vào từng vị trí công tác của mình để tạo điều kiện hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao, đó chính là thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với nghề nghiệp, thực hiện lời dạy bảo đồng thời cũng là mệnh lệnh thiêng liêng xuất phát từ trái tim, từ tấm lòng tôn kính đối với Bác Hồ, vị Cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam.

Đối với tôi khi học tập và rèn luyện tại ngôi Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn – nơi ươm mầm cho các em trở thành những thầy thuốc sâu y lý – giỏi y thuật – giàu y đức. Ngôi Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đã làm rung lên muôn ngàn cảm xúc, khát khao trong tôi khi được chính mình khoác lên màu áo trắng cao quý, chính tôi đã chọn nơi đây, là môi trường để trang bị cho mình một nghề nghiệp ổn định. Tôi đã dũng cảm khi chọn cho mình màu áo trắng, dũng cảm khi kiên định với màu áo trắng và hy vọng trong bước đường sắp tới, tôi sẽ dũng cảm gìn giữ màu áo thanh bạch, cao quý của mình.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop