Sự đồng điệu văn hóa Việt - Nhật: Lễ Vu Lan - Lễ Obon

Sự đồng điệu văn hóa Việt - Nhật: Lễ Vu Lan - Lễ ObonDù là đi du lịch, du học hay xuất khẩu lao động Nhật Bản thì Nhật Bản cũng là đất nước đã được chúng ta chọn. Hiểu được nét văn hóa của nước bản xứ, bạn sẽ thấy thêm yêu đất nước và con người nơi này hơn.

Dù là đi du lịch, du học hay xuất khẩu lao động Nhật Bản thì Nhật Bản cũng là đất nước đã được chúng ta chọn. Hiểu được nét văn hóa của nước bản xứ, bạn sẽ thấy thêm yêu đất nước và con người nơi này hơn.

Sự đồng điệu văn hóa Việt - Nhật: Lễ Vu Lan - Lễ Obon

Lễ hội tháng 7 tại Việt Nam và Nhật Bản có nét tương đồng

Sự đồng điệu văn hóa Việt - Nhật: Lễ Vu Lan - Lễ Obon

Việt Nam và Nhật Bản đều là một nước thuộc Châu Á, có những sự đồng điệu về nét văn hóa trong đó lễ hội tháng 7 Vu Lan tại Việt Nam và Obon tại Nhật Bản có khá nhiều nét giống nhau.

Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn, theo đó từ ngày đầu tháng đến rằm tháng 7 cửa địa ngục ân xá cho các vong linh không nhà cửa, không có thân nhân trên dương thế thờ cúng. Ngày lễ chính nhằm ngày rằm tháng 7 là lễ Vu Lan báo hiếu, là ngày tưởng nhớ báo hiếu đến công ơn cha mẹ, tổ tiên.

Theo truyền thuyết lễ Vu Lan xuất phát từ lòng hiếu thảo của Bồ tát Mục Kiều Liên.Theo Kinh Vu Lan thì ngày xưa khi Bồ Tát Mục Kiều Liên thành chính quả, tưởng nhớ đến công ơn mẫu thân đã dùng phép thần nhìn khắp trời đất, thấy mẹ vì gây nghiệp mà phải vào ngạ quỷ, đói khát khổ sở, ông mang cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ.

Tuy nhiên do đói khát đã lâu sợ các cô hồn khác tranh cướp, mẹ của ông dùng 1 tay che bát, vì vậy thức ăn đưa lên bát đã biến thành lửa. Mục Liên quay về nhờ Phật, được Phật dậy rằng: “dù ông có thần thông quảng đại đến đâu cũng không thể cứu được mẹ, chỉ có cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương trời mới mong cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp, hãy thỉnh cầu vào ngày đó”. Theo lời Phật dậy, Mục Liên đã cứu được mẹ, và Phật cũng dậy rằng, ai muốn báo hiếu cho cha mẹ thi cứ vậy mà làm. Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.

Lễ Vu Lan thường được làm vào ban ngày, làm ở chùa trước rồi mới làm ở nhà. Ở nhà chùa thường tổ chức lễ hoa đăng, tụng kinh vào buổi tối để giúp tăng ni tỏ lòng báo hiếu. Người dân cũng làm lễ cúng cô hồn cho các linh hồn đói khát, trên mâm cúng thường có tiền vàng, đồ dùng cho người cõi âm, để ở trước sân hoặc vỉa hè, cúng xong thường gọi trẻ con, lối xóm đến cướp xôi, bỏng oản,…

Cũng trong ngày lễ này, ai có mẹ sẽ được cài 1 bông hoa hồng đỏ trên ngực, người mất mẹ sẽ cài hoa trước.  Người cài hoa trắng coi như một lời nhắc nhở không quên ơn cha mẹ, người cài hoa hồng sẽ cảm thấy sung sướng vì biết rằng mình còn mẹ.

Tại Nhật Bản, Obon là lễ hội của mùa thu thường diễn ra từ ngày 13-15/7. Lễ hội này mang ý nghĩa tưởng nhớ đến những linh hồn đã mất được coi như lễ Vu Lan của người Nhật Bản, đây cũng là thời điểm để sum họp gia đình.

Lễ Obon của người Nhật bản có 3 mốc để tổ chức tùy theo địa phương:

  • 15/7 Dương Lịch (Shichigatsu Bon).
  • 15/7 Âm Lịch (Bon cũ).
  • 15/8 Dương Lịch (Hatchigatsu Bon).

Trong đó Hatchigatsu là lễ hội lớn nhất tổ chức tại Kyoto thu hút lượng khách du lịch và người dân tham gia. Trước ngày tổ chức lễ hội, tức khoảng ngày 13, người dân sẽ treo những chiếc lồng đèn trước cửa nhà và cả những con đường dẫn vào nhà để chào đón và dẫn lối cho các linh hồn đã khuất về thăm nhà cũ, cùng ngày người dân cũng có những hoạt động giống tục Tảo Mộ của Việt Nam.

Trong ngày lễ, mọi người nhảy điệu  Bon-Odori. Tương truyền rằng vũ điệu Bon-Odori xuất phát từ câu chuyện về phật tử Mokuren, sau khi nhờ chư tăng phật tử cứu mẹ của mình ra khỏi cõi quỷ, nhìn thấu được cả sự hy sinh, tấm lòng của mẹ dành cho mình lúc sinh thời. Vui sướng ông đã nhảy một điệu múa tràn đầy sự biết ơn là điệu nhảy Bon-Odori, ngày nay điệu Bon-Odori đã phát triển thành nhiều điệu phong phú khác nhau theo từng vùng nhiều.

Trong Lễ Dâng lửa, 5 chữ Đại, Diệu, Pháp, Thuyền và chữ Đại nhỏ lần lượt được thắp sáng ở 5 ngọn núi bao quanh Kyoto, tất cả sẽ tạo lên một khung cảnh ấm áp, thiêng liêng và hùng vĩ. Người Nhật tin rằng ánh sáng ấy sẽ dẫn lối cho các linh hồn trở về trời một cách thanh bình và an lạc.

Kết thúc lễ hội Obon, người Nhật Bản sẽ thả vô số đèn hoa đăng còn gọi là nghi lễ Togo Nagashi, đây được thay cho lời chào tạm biệt tổ tiên sau chuyến viếng thăm con cháu.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop