Thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền

Thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền“Lương y như từ mẫu” là lời dạy của Bác Hồ tới tất cả đội ngũ cán bộ ngành Y Dược nhằm hướng tới xây dựng một đất nước văn minh, giàu mạnh. Là một tân sinh viên của Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, tôi biết mình cần phải làm gì?

“Lương y như từ mẫu” là lời dạy của Bác Hồ tới tất cả đội ngũ cán bộ ngành Y Dược nhằm hướng tới xây dựng một đất nước văn minh, giàu mạnh. Là một tân sinh viên của Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, tôi biết mình cần phải làm gì?

Thầy thuốc phải giỏi chuyên môn thì mới giúp được bệnh nhân của mình

Thầy thuốc phải giỏi chuyên môn thì mới giúp được bệnh nhân của mình

Thầy thuốc phải sâu y lý - giỏi y thuật – giàu y đức mới giúp được bệnh nhân

Như Bác Hồ đã dạy “Lương y như từ mẫu”, chính xác ý Bác là người thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền đối với bệnh nhân của mình.

Khi viết những dòng này, em không có tham vọng hay ca ngợi ngành mình học mà chỉ muốn gửi gắm tâm tư và chút ít tình cảm của một sinh viên năm nhất ngành Dược Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn với bao hoài bão, ước mơ được trị bệnh cứu người.                                                      

Nghề thầy thuốc là một nghề đặc biệt, xuất hiện sớm và có lịch sử gắn liền với sự vận động của xã hội.  Lương y là những người làm nghề khám chữa bệnh, bốc thuốc cho bệnh nhân của mình, xem người bệnh như người nhà, người thân, quan tâm chăm sóc họ.

Một người thầy thuốc giỏi là người có năng lực, vận dụng kiến thức và kỹ năng về Y Dược để chữa bệnh cho mọi người. Thầy thuốc giỏi còn phải vững vàng  về chuyên môn, luôn tìm cách nâng cao trình độ nghề nghiệp, cập nhật kiến thức Y Dược để làm chủ các trang, thiết bị hiện đại nhằm chữa trị tốt nhất cho người bệnh.

Ngoài giỏi về chuyên môn, người thầy thuốc còn phải giỏi về giao tiếp tâm lý, chuẩn đoán không chỉ bệnh tật mà còn hiểu được nguyện vọng từ bệnh nhân của mình.

 Từ “mẫu” trong câu nói của Bác Hồ chính là người thầy thuốc phải có tình thương bao la rộng lớn đối với bệnh nhân và coi họ như những đứa con của mình.

Thầy thuốc là phải có lương tâm và trách nghiệm đối với người bệnh

“Lương y phải như từ mẫu” là y đức, là đặt tính mạng của bệnh nhân lên trên tất cả. Nên đối với người thầy thuốc trước hết là không được làm bất cứ điều gì gây tổn hại mà luôn nghĩ và làm điều có lợi cho người bệnh. Phải tôn trọng nhân phẩm và quyền lợi bệnh nhân, không phân biệt đối xử, phải công bằng và trung thực,…

Nghề y là nghề liên quan đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của con người nên người hành nghề y phải là người thầy thuốc có chuyên môn giỏi. Đồng thời phải là người có lương tâm, phải có tấm lòng thương yêu, tận tụy phục vụ người bệnh.

Một chút lơ đễnh, thờ ơ, tắc trách hay vô cảm đều có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, tính mạng của người bệnh dẫn đến những mất mát đau đớn không gì bù đắp cho thân nhân người bệnh. Trong thư Hồ Chủ tịch cũng đã nhắc nhở nhiệm vụ vẻ vang của người thầy thuốc: "Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khỏe cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang vì vậy thầy thuốc cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”.

Đối tượng mà người thầy thuốc tiếp xúc hằng ngày là những con người có vấn đề về sức khỏe, những người bệnh luôn mong mỏi sự giúp đỡ của người thầy thuốc. Họ tin tưởng vào tài năng, lòng nhân đạo cao cả của thầy thuốc sẽ cứu họ thoát khỏi trạng thái đau đớn về thể xác và tinh thần. Vì thế những phẩm chất đạo đức trên là cần phải có đối với những người làm việc trong ngành Y tế.

Học Y Dược hãy đến Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn

Học Y Dược hãy đến Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đào tạo giúp tôi thực hiện ước mơ

Là một sinh viên ngành Dược được học tập trong Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, tôi cảm thấy trường luôn mang đến cho sinh viên những phương thức học mới mẻ, hiện đại và rất khoa học. Ngoài việc học trên lớp, các sinh viên đều phải chủ động nghiên cứu tài liệu để hiểu rõ hơn nội dung của bài học.

Kết quả học tập của sinh viên còn có sự đóng góp không nhỏ từ sự tận tình của các giảng viên với lòng yêu nghề và cái tâm của người thầy thuốc, luôn kiên trì và hăng say trong công tác giảng dạy. Thầy cô luôn dẫn dắt sinh viên đi đúng hướng để có đủ vốn kiến thức để sau này khi ra trường có thể tự tin lập nghiệp bằng chính kỹ năng nghề nghiệp của mình.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop