Chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn nhận định quá trình chăm sóc vết thương tốt không chỉ giúp bảo vệ da mà còn bảo vệ những bộ phận, tạng phủ xung quanh
Lưu ý quan trọng trong chăm sóc vết thương
Các chức năng sinh lí của da là bảo vệ, điều hoà thân nhiệt, cảm giác, chuyển hoá, và truyền đạt thông tin. Theo chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn, khi da bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến những bộ phận mà nó bảo vệ và thậm chí ở những cơ quan khác vì vậy quá trình chăm sóc vết thương tốt không chỉ giúp bảo vệ da mà còn bảo vệ những bộ phận, tạng phủ xung quanh.
Sự khỏe mạnh của da phụ thuộc vào lưu lượng máu đầy đủ, dinh dưỡng đầy đủ, sự nguyên vẹn của lớp biểu bì và sự vệ sinh đúng cách. Trẻ em lớp da mỏng chưa phát triển hoàn chỉnh, người già da lão hóa kém độ đàn hồi nên khả năng hồi phục khi bị những vết thương lâu hơn so với người trưởng thành chính vì vậy ở mỗi độ tuổi đều có cách chăm sóc và xử lí khác nhau.
Tình trạng nguyên vẹn của da bị thay đổi có thể được biểu hiện bởi ngứa, phát ban, các thương tổn, đau và quá trình lành vết thương không đầy đủ.
Những lưu ý khi chăm sóc và sử lí vết thương
Việc hiểu các giai đoạn của quá trình lành vết thương là rất quan trọng trong việc đánh giá và quản lí vết thương một cách đúng đắn.
- Độ sâu và độ rộng của vết thương ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức điều trị thích hợp.
- Tình trạng xuất huyết, nhiễm trùng, nứt hay rò là các biến chứng có thể xảy ra trên các vết thương người điều dưỡng chăm sóc cần phát hiện và xử trí sớm.
- Các nhân tố tác động lên quá trình lành vết thương bao gồm sự oxy hoá và sự cung cấp các chất dinh dưỡng, chức năng miễn dịch của tế bào, tuổi tác, sự béo phì, hút thuốc lá, các thuốc sử dụng, các bệnh lý toàn thân, stress, nhiễm trùng vết thương, và môi trường.
Vai trò của Điều dưỡng trong quá trình chăm sóc vết thương
Trong phần nhận định của điều dưỡng, các dữ liệu được thu thập bao gồm tình trạng bình thường của da, nguy cơ suy yếu của da, và sự nhận diện các thay đổi của da với mục đích tiên lượng tốt quá trình tiến triển của vết thương.
Ngoài việc chăm sóc giúp cho vết thương mau lành thì các can thiệp điều dưỡng đã được lập kế hoạch thì rất quan trọng đối với việc ngăn ngừa sự phát triển của loét tì và tổn thương da.
Gạc, băng dán trong suốt (film trong), polyurethan, hydrocolloid, hydrogel, và alginat là các loại băng được dùng trong các chăm sóc có liên quan và được sử dụng một lần mỗi khi thay băng và chăm sóc.
Các vết khâu, ghim, kẹp, các miếng băng và dây treo có thể cung cấp sự nâng đỡ cho vết thương. Gạc đắp xung quanh vết thương cần tẩm dung dịch sát khuẩn như trong vết bỏng hay vết mổ nhiễm khuẩn để giúp bảo vệ tối đa vết thương tránh nhiễm trùng nặng hơn.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo điều dưỡng chuyên nghiệp
Việc quản lí hiệu quả các dịch dẫn lưu có thể làm cải thiện tốt nhất quá trình lành vết thương. Trong quá trình thay băng, luôn nặn ép mép vết thương để hạn chế tình trạng ứ đọng dịch, mủ gây bội nhiễm và lâu lành vết thương.
Việc chườm nóng hay chườm lạnh tại chỗ có thể làm giảm viêm, cải thiện quá trình lành vết thương và giảm đau. Thông thường vết thương trước 2 giờ nên chườm lạnh để giảm đau, cầm máu và tránh xung huyết về sau có thể chườm ấm.
Việc giáo dục người bệnh rất quan trọng đối với sự khuyến khích và duy trì tình trạng nguyên vẹn của da về lâu dài.
Trên đây là những lưu ý quan trọng của chuyên gia tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn trong chăm sóc vết thương, qua bài viết hi vọng có được những kiến thức hữu ích trong công việc.a