Cùng tim hiểu về một trường hợp sốc phản vệ hiếm gặp

Cùng tim hiểu về một trường hợp sốc phản vệ hiếm gặpKhông phải tất cả các case lâm sàng đều có trong sách vở, giáo trình đã học. Vì vậy, bài viết này sẽ giúp các bạn ngành Y có thêm kinh nghiệm khi gặp phải các tình huống hiếm trong xử trí số phản vệ

Không phải tất cả các case lâm sàng đều có trong sách vở, giáo trình đã học. Vì vậy, bài viết này sẽ giúp các bạn ngành Y có thêm kinh nghiệm khi gặp phải các tình huống hiếm trong xử trí số phản vệ

Cùng tim hiểu về một trường hợp sốc phản vệ hiếm gặp

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng cực kỳ nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng của nạn nhân

Hãy cùng chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu và thảo luận trường hợp sốc phản vệ hiếm gặp dưới đây.

Một trường hợp sốc phản vệ hiếm gặp

Bệnh nhân: Đặng Bi 24 tuổi, quê Vùng 1- Phổ Quang- Đức Phổ- Quảng Ngãi, nghề nghiệp: Đi biển. Vào viện tháng 1 - 2011, lý do vào viện: Choáng mệt

Bệnh sử: 7 giờ sáng bệnh nhân đi ăn cháo lòng heo như mọi ngày, sau đó khoảng 9 giờ bệnh nhân thấy nổi mề đay khắp người, mệt dần gia đình vận chuyển bằng xe Honda trên quảng đường dài 5 km vào viện.

Tình trạng lúc vào viện: Bệnh nhân mệt đừ nhưng nói và hiểu được, Mạch nhanh nhẹ, HA= 95/70mmHg, tay chân lạnh, khó thở nhẹ, không co thắt đường thở, không nôn, không tiêu chảy, không dấu hiệu mất nước. Mề đay nổi lên ở bụng, tứ chi, không sốt, tim không âm thổi. Tiền sử trước đó bệnh nhân bình thường, không sốt, không uống thuốc, chưa từng bị dị ứng.

Chẩn đoán: Sốc phản vệ do thức ăn

Xử trí: Theo phác đồ kinh điển sốc phản vệ

  • Thở O2 4l/p
  • Truyền Lactacringer tốc độ 150g/p
  • Adrenalin 1/1000
  • Methylprednisolon 2 ống TMC
  • Dimedron 1 ống TMC
  • Famotidin 1 ống tmc

Theo kinh điển, thì với tình trạng HA còn như thế, không co thắt đường thở, tri giác còn tiếp xúc được, thì hầu hết bệnh nhân chỉ cần Adrenalin tiêm bắp 1/3 ống thôi thì sẽ dễ dàng ra khỏi sốc.

Tình huống bí hiểm trong trường hợp này

Khi tiêm Adrenalin 1/3 ống, bỗng nhiên thấy bệnh nhân tím tái nhanh, tri giác xấu đi nhanh chóng, HA tụt 60/40, mạch quay nhẹ khó bắt.

Cứ tưởng liều Adrenalin chưa đủ, quyết định tăng liều Adrenalin 1/2 ống pha TMC thì thấy lâm sàng tiếp tục xấu nhanh chóng, lại tăng liều Adrenalin TM

Điều đặc biêt khi tiêm Adrenalin thì quan sát thấy mề đay biến mất, nhưng càng tiêm Adrenalin bệnh nhân càng đi vào hôn mê, càng tím sậm màu, HA càng tụt, nhưng không co thắt đường thở.

Các chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn cũng nhận định đây là trường hợp không kịp lý giải được. Bởi vì sốc phản vệ thì "thần dược" là Adrenalin. Vậy tại sao ở đây Adrenalin lại như là tác nhân gây "thần chết", lẽ nào lại "phản chủ"?

Có thể bệnh nhân lại dị ứng với cả Adrenalin?

Nếu bệnh nhân lại dị ứng với cả Adrenalin, điều đó không có lý vì khi tiêm Adrenalin thì mề đay biến mất, như thế nó không là tác nhân gây dị ứng vì nếu dị ứng thì mề đay sẽ gia tăng, bệnh nhân sẽ có co thắt đường thở. Khi đó các bác sĩ tỏ rõ vẻ bất lực, và chuẩn bị phương án đặt nội khí quản, cấp cứu ngừng tim sẽ xẩy ra trong ít phút nữa.

Cái chết bệnh nhân đã sắp hiện ra. Lúc bấy giờ cầu viện chỉ trông chờ vào hỗn hợp vận mạch noAdrenalin+ dopamin+ dobutamin và dịch truyền. Đúng lúc đó thì có kết quả xét nghiệm đơn giản công thức máu với Hct tăng rất cao 67% đồng thời cảnh báo bệnh nhân bị sốt xuất huyết.

Tuy nhiên sau đó các bác sĩ cũng nhận định, có thể bệnh nhân bị cô đặc máu quá nặng dù không lý giải được, đồng thời cũng bác bỏ khả năng là choáng do sốt xuất huyết vì lâm sàng không phải bệnh cảnh của nó

Các bác sĩ theo đuổi ý tưởng bệnh nhân đang bị cô đặc máu và quyết định ngưng sủ dụng Adrenalin thêm, đồng thời vẫn duy trì vận mạch liều trung bình, và lập thêm 3 đường truyền bằng Lactacringer và NaCl9%, với ý tưởng bù thể tích tuần hoàn và hòng pha loãng tình thế cô đặc máu.

Sau 15 phút tấn công ào ạt bằng dịch truyền, nhận thấy dấu tím đầu chi nhợt dần, HA nâng lên. Đến khi khoảng 4 lít dịch đưa vào thì bệnh nhân bắt đầu mở mắt, tỉnh lại. Bệnh nhân thoát chết trong "đường tơ kẽ tóc", trong cái thế bí tận cùng của các bác sĩ với ý niệm Adrenalin là thần dược.

Cùng tim hiểu về một trường hợp sốc phản vệ hiếm gặp

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn địa chỉ đào tạo Y Dược uy tín

Bàn luận về trường hợp trên: Tham khảo lại phác đồ xử trí sốc phản vệ. Hãy đưa ra các câu hỏi và trao đổi với nhau để tìm ra câu trả lời chính xác nhất cho trường hợp này nào các bạn?

  • Tại sao bệnh nhân ăn cháo lòng heo như mọi người và như mọi ngày sao hôm nay lại bị sốc, trong khi mọi người cũng ăn không ai có biểu hiện gì?
  • Xét nghiệm mọi case sốc phản vệ, đâu thấy ca nào Hct cô đặc đâu. Lý giải vì sao như thế?
  • Lý giải vì sao khi càng tiêm "thần dược' Adrenalin thì bệnh nhân càng tím, huyết áp không lên mà lại càng tụt?

Chúc bạn đọc lưu lại những kiến thức có ích qua bài viết mà Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã đem đến trên đây!


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop