Đi lâm sàng là 1 hình thức học tập đặc biệt mà chỉ có sinh viên Y mới có, quá trình này giúp trau dồi và đúc rút kinh nghiệm về nghề nghiệp. Vậy cần chuẩn bị những gì trước khi đi lâm sàng?
Chuẩn bị thật kỹ kiến thức
Để việc đi lâm sàng đạt được hiệu quả cao, thì những kiến thức nền tảng chúng ta cần chuẩn bị đóng một yếu tố không thể bỏ qua. Vì mọi thực hành đều bắt đầu bằng lý thuyết, nên không thể xem nhẹ việc chuẩn bị cho phần này.
1. Kiến thức về giải phẫu
Là một trong những môn học được xem là khó nhất trong những năm học đầu tiên của ngành y khoa (bằng chứng là không ít bạn phải học lại môn này 2 lần). Cũng vì vậy, giải phẫu là môn có vai trò cực kì quan trọng trong việc lâm sàng. Người bác sĩ muốn thăm khám hay chữa trị bệnh gì “bắt buộc” phải biết về giải phẫu của cơ quan hay bộ phận đó.
Một lỗi thường thấy khi các sinh viên ôn tập giải phẫu là “học hết”. Điều này dẫn đến sự quá tải khi phải xử lí lượng kiến thức quá nhiều, trong khi thời gian chuẩn bị không bao nhiêu. Vì vậy, thay vì ôm đồm tất cả những gì có trong sách, thì một phương pháp hữu hiệu hơn là “chuẩn bị học khoa nào thì ôn kiến thức thuộc khoa đó”. Giả sử, sắp tới phải đi khoa ngoại thần kinh thì bạn cần chuẩn bị kiến thức giãi phẫu về não bộ và hệ thần kinh. Việc chuẩn bị kiến thức đúng và đủ không những giúp chúng ta nhẹ nhàng hơn khi đi lâm sàng, mà còn giảm đi sự quá tải trong quá trình học y.
2.Kiến thức về sinh lý
Nếu giải phẫu khó học vì lượng kiến thức khổng lồ của nó, thì sinh lý không những kế thừa được những điều đó, mà còn rắc rối trong việc suy luận. Lượng kiến thức của giải phẫu nhiều nhưng có giới hạn rõ ràng. Còn kiến thức của sinh lý gần như là vô hạn nếu bạn đủ thời gian tìm tòi về nó. Để trở thành một bác sĩ thực thụ, việc nắm vững kiến thức sinh lý là một điều không thể thiếu. Đặc biệt, sinh lý là điều kiện tiên quyết để bạn trở thành một bác sĩ nội khoa.
Tương tự như giải phẫu, việc nhồi nhét tất cả kiến thức trong sách trước khi đi lâm sàng là một sai lầm thường thấy. Việc chia nhỏ kiến thức theo từng khoa, từng hệ, từng cơ quan là cực kì quan trọng. Ngoài ra, khi học sinh lí không nên học một cách thụ động, đọc thuộc những gì trong sách nói. Nếu muốn thực sự đào sâu kiến thức khi đi lâm sàng, thì phải hệ thống kiến thức cũng như trả lời được câu hỏi “Tại sao?” trong quá trình ôn tập.
Ngoài ra, những môn học khác như dược lí, hóa sinh,… Cũng có vai trò rất quan trọng khi đi lâm sàng. Dược lí là môn học bắt buộc chúng ta phải nắm chắc để có tư duy về điều trị bệnh. Nhưng trong bài viết này chỉ đề cập về những kiến thức ban đầu cần phải chuẩn bị.
Hơn nữa, với sinh viên Cao đẳng Y dược việc chuẩn bị những kiến thức về cận lâm sàng là một lợi thế rất lớn khi đến bệnh việc. Những kiến thức này sẽ được dạy trong quá trình đi lâm sàng. Tuy nhiên, việc chuẩn bị trước giúp ta có một bước khởi đầu nhẹ nhàng hơn so với những bạn khác.
Thành thạo mọi kỹ năng
Rất nhiều sinh viên các Trường Cao đẳng Y Dược tại TpHCM có kiến thức rất chắc khi học ở trường lớp, nhưng khi đi lâm sàng thì những gì thể hiện không như mong đợi. Ngược lại, cũng có những bạn kiến thức ở mức trung bình nhưng khi đi lâm sàng thì được đánh giá khá cao. Việc này phần lớn phụ thuộc phần lớn vào kỹ năng vốn có hay được tôi luyện trong quá trình học tập. Trong đó, có 2 kỹ năng chính cần được lưu ý:
1. Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là một học phần rất quan trọng, mà nhiều nhà trường cũng như sinh viên xem là “môn phụ”. Việc nắm giữ kĩ năng giao tiếp tốt là bước đệm tốt trong việc thăm khám. Bạn sẽ dễ dàng truyền đạt rõ ràng và chính xác những gì muốn nói đến người nghe, ở đây là bệnh nhân. Bạn cũng sẽ biết cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp để diễn đạt ý của mình. Điều này giúp tạo thiện cảm với bệnh nhân, và quyết định bạn có được thăm khám hay không.
Một lỗi nhiều bạn mắc phải là đi thẳng vào phần thăm khám, mà bỏ qua phần giao tiếp với bệnh nhân. Các sinh viên thường đi thẳng đến giường của bệnh nhân, hỏi qua loa vài câu về tình trạng bệnh rồi “sờ sờ”, “chọt chọt”. Điều này vẫn khả thi đối với những bệnh nhân “dễ tính” nhưng không phải ai cũng như vậy.
Về kĩ năng giao tiếp, không có một phương pháp chuẩn để học, cũng như thang điểm chuẩn để đánh giá. Tuy nhiên, các bạn có thể rèn luyện bằng cách tham gia các câu lạc bộ, đội nhóm, mở rộng mối quan hệ với những người xung quanh. Điều này giúp bạn cải thiện về kĩ năng giao tiếp và là tiền đề rất tốt cho sau này, khi các sinh viên trở thành những bác sĩ thực thụ.
2. Kỹ năng thăm khám
Kỹ năng thăm khám là một trong những kỹ năng bắt buộc phải có trước khi đi lâm sàng. Đây là một công cụ không thể thiếu trong chẩn đoán cũng như điều trị. Càng ngày kỹ năng thăm khám càng được chú trọng hơn trong quá trình học, cũng như là giảng dạy của nhà trường. Vì thế, việc học cũng như thực hành đã dễ dàng hơn nhiều so với trước đây.
Dẫu việc tiếp cận với kỹ năng thăm khám ngày càng dễ dàng hơn, nhưng việc thực hành đối với một số bạn vẫn chưa tốt. Đa số là vì tâm lí “ngại”. Vì vậy, các bạn cần biết rằng khi thực hành trên bệnh viện còn có những tình huống “oái ăm” hơn nhiều. Nên khi tiếp cận với kỹ năng này cần chủ động hơn để đạt hiệu quả học tập tốt nhất. “Nếu bạn không chủ động khi thực hành trên trường lớp, thì bạn sẽ không thể chủ động khi đi lâm sàng”
Các sinh viên cần chuẩn bị đầy đủ những kiến thức cũng như kỹ năng trước khi đi lâm sàng. Điều này không những giúp bạn nâng cao thành tích học tập mà còn giúp bạn tự tin hơn. Một trong những yếu tố tiên quyết khi học ngành y.