Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh lậu

Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh lậuBệnh lậu là một bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục khá phổ biến. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị phòng tránh bệnh lậu như thế nào?

Bệnh lậu là một bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục khá phổ biến. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị phòng tránh bệnh lậu như thế nào?

Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh lậu

Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh lậu

Để giúp độc giả có được những thông tin hữu ích về bệnh lậu, chúng tôi đã tìm đến sự tư vấn của các chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm đang công tác tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn - một ngôi trường danh tiếng hàng đầu đào tạo lĩnh vực y dược trong cả nước.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh lậu?

Bệnh lậu được biết đến là một bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, tương đối phổ biến ( chiếm 3-15% trong tổng số các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục). Theo Bác sĩ Nguyễn Anh Tú – Giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Bệnh do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ sơ sinh đến người cao tuổi, nhưng thông thường lứa tuổi trẻ hoạt động tình dục mạnh, nam và nữ đều có thể bị bệnh, ở nữ giới tỷ lệ bệnh lậu không có triệu chứng nhiều hơn nam. Người bệnh là nguồn duy nhất của bệnh lậu ( lây truyền qua hoạt động tình dục đồng giới hoặc khác giới, lây từ mẹ sang con trong giai đoạn chuyển dạ và đẻ

Dấu hiệu để nhận biết bệnh lậu là gì?

Triệu chứng của bệnh ở nam giới và nữ giới hoàn toàn khác nhau:

Ở nam giới: Thời gian ủ bệnh kéo dài 3- 5 ngày sau khi quan hệ tình dục với người bị bệnh lậu

Triệu chứng :

  • Viêm niệu đạo trước cấp tính: bệnh nhân có cảm giác ngứa nhiều hoặc ít ở miệng sáo, hố thuyền, các mép của miệng sáo trở nên tấy đỏ. Niêm mạc niệu đạo trước bị viêm xuất tiết. Có chất nhầy chảy ra kèm theo cảm giác đái nóng, buốt nhẹ. Xuất hiện hiện tượng chảy mủ có màu trắng đục hoặc vàng đục. Cảm giác nóng buốt tăng lên rõ đặc biệt có khi đái rất buốt làm bệnh nhân phải đái từng giọt
  • Viêm niệu đạo toàn bộ : khi bệnh  không được điều trị kịp thời sau 10- 15 ngày, bệnh nhân sẽ có biểu hiện đái dắt, đái khó, có thể đái ra vài giọt máu cuối bãi, mủ chảy ra nhiều, hạch bẹn có thể sưng đau, hay bị cường dương và đau rát khi dương vật cương lên. Ngoài ra bệnh nhân còn có thể bị:
  • Viêm các tuyến khu trú cạnh giây hãm ở rãnh qui đầu.
  • Viêm các ống và các tuyến khu trú cạnh miệng sáo.
  • Viêm các tuyến Littre.
  • Viêm tuyến Cowper.
  • Viêm ống dẫn tinh và mào tinh hoàn.
  • Viêm túi tinh và ống phóng tinh.
  • Viêm dưới niêm mạc niệu đạo gây nhiều túi mủ xung quanh niệu đạo, ít khi vỡ ra ngoài.

Ở nữ giới: Thời gian ủ bệnh bệnh: thường từ 2 tuần trở lên.

Biểu hiện: Bệnh nhân đái dắt, đau sau khi giao hợp, đau vùng xương chậu. Viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung có mủ, viêm âm hộ, âm đạo, có khi viêm tuyến Bartholin, viêm niệu đạo và tuyến Skène.

Đa số các trường hợp bệnh bắt đầu bằng viêm niệu đạo kín đáo. Bệnh nhân đái khó, có cảm giác nóng hay rát khi đi tiểu, lỗ niệu đạo bình thường, ấn vào niệu đạo có mủ chảy ra ( khám sau khi đi tiểu ít nhất 3 giờ ).

Viêm cổ tử cung: biểu hiện bằng ra khí hư, lỗ cổ tử cung có thể đỏ, trợt phù, lộ tuyến .

Viêm phần phụ (vòi trứng): viêm lan từ âm đạo, cổ tử cung lên. Hiếm khi theo đường máu.

Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh lậu

Bệnh lậu nếu không điều trị kịp thời có để lại biến chứng không?

Theo Bác sĩ Chu Hòa Sơn – Giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Nếu không điều trị triệt để lậu có thể để lại biến chứng như: Biến chứng toàn thân và các cơ quan khác ( gặp cả ở nam và nữ ) bao gồm:

  • Viêm hậu môn - trực tràng khi giao hợp đường hậu môn
  • Viêm họng do lậu : khi quan hệ đồng giới.
  • Viêm khớp do lậu ( xảy ra đồng thời với lậu cấp ở đường sinh dục ).
  • Vùng sinh dục : xuất hiện túi mủ, vị trí khu trú gần bộ phận sinh dục.
  • Phản ứng toàn thân có thể có dát đỏ, ban mề đay hoặc hồng ban đa dạng do phản ứng quá cảm ứng của cơ thể với song cầu lậu. 
  • Biến chứng ở tim : viêm nội tâm mạc do lậu cầu khuẩn .
  • Mắt : xuất hiện ở trẻ sơ sinh( vi khuẩn được truyền sang trẻ sơ sinh trong khi sinh đẻ). Có thể có biến chứng loét giác mạc, thủng giác mạc.

Hướng điều trị bệnh lậu như thế nào?

1. Nguyên tắc điều trị chung:

  • Lựa chọn kháng sinh theo độ nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh
  • Điều trị cho cả vợ chồng và bạn tình của bệnh nhân.
  • Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh đi xe đạp, đi ngựa, chạy nhảy gây sang chấn bộ phận sinh dục - tiết niệu.
  • Điều trị dự phòng nhiễm khuẩn sau lậu(C.trachomatis, liên cầu, tạp khuẩn...).
  • Tái khám định kỳ

2. Phác đồ điều trị lậu không biến chứng.

Spectinomycine 2g: tiêm bắp liều duy nhất. Hoặc Ceftriaxone 250 mg: tiêm bắp liều duy nhất. Sau đó dùng Doxycyclin 100 mg x 2 viên / ngày x 7 ngày .

3. Điều trị lậu biến chứng.

Ceftriaxone 1 gram / 1 ngày tiêm bắp x 3- 7 ngày. Sau đó dùng Doxycyclin 100 mg x 2 viên/ ngày x 7 ngày.

Các trường hợp nặng hơn (biến chứng viêm màng não, viêm nội tâm mạc do lậu) cần dùng liều lượng trên nhưng phải kéo dài đến 4 tuần lễ.

Với kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, các bác sĩ có lời khuyên gì để phòng tránh bệnh lậu?

Hiện chưa có vacxin phòng bệnh đặc hiệu.

Chung thủy một vợ một chồng. Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để tránh lây truyền

Thực hiện chương trình tuyên truyền giáo dục, thông tin về các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục, tình dục an toàn.

Đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn khi có những biểu hiện nghi ngờ bị lậu

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop