Trị cảm lạnh đơn giản như trong y học cổ truyền

Trị cảm lạnh đơn giản như trong y học cổ truyềnY học cổ truyền gọi cảm lạnh là thương hàn, xuất hiện nhiều nhất khi giao mùa và mùa đông khi hàn khí lưu hành, nếu cơ thể suy yếu sẽ rất dễ nhiễm cảm lạnh.

Y học cổ truyền gọi cảm lạnh là thương hàn, xuất hiện nhiều nhất khi giao mùa và mùa đông khi hàn khí lưu hành, nếu cơ thể suy yếu sẽ rất dễ nhiễm cảm lạnh.

Trị cảm lạnh đơn giản như trong y học cổ truyền

Trị cảm lạnh trong y học cổ truyền như thế nào?

Giả thuyết cảm lạnh trong y học cổ truyền

Trong điều kiện thuận lợi như vào mùa đông lạnh giá, thời tiết giao mùa hàn khí lưu hành, một khi cơ thể suy yếu thì chính khí không thể đối kháng được hàn khí, lúc này hàn khí sẽ xâm nhập vào kinh lạc và tạng phủ gây ra bệnh cảm lạnh.

Chính khí trong y học cổ truyền được hiểu là năng lực tự bảo vệ cơ thể hay khi dương có tác dụng chống lại những tác động tiêu cực từ bên ngoài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe như biến đổi thời tiết. Ban ngày khí dương ở ngoài mặt da, ban đêm lui vào tạng phủ. Theo đó nếu ban đem ngủ mà không mặc đủ ấm hoặc nằm nơi có nhiều gió lùa hoặc để quạt thổi trực tiếp vào người sẽ dễ bị cảm lạnh.

Theo giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền TPHCM, vùng đầu mặt cổ là nơi hội tụ của tất cả các kinh dương trong cơ thể, đó cũng là lý do mà đây là nơi chịu rét tốt nhất trong cơ thể. Vùng phía sau cơ thể là vị trí của hai đường kinh thái dương. Đây được coi là cửa ngõ biên giới tuyến đầu bảo vệ cơ thể nên khi gặp gió lạnh ở phía nào thì ta quay lưng về phía đó sẽ đỡ lạnh hơn. Điều này cũng có thể hiểu nếu khí lạnh muốn xâm nhập vào cơ thể thì phải phá vỡ được phòng tuyến này. Đây cũng là triệu chứng đầu tiên mà bạn nhận thất chính là cảm giác ớn lạnh dọc sống lưng, nhức đầu, đau nhức mỏi cổ vai gáy và lạnh buốt hai chân

Giải pháp trị cảm lạnh của y học cổ truyền

Khi mắc cảm lạnh, người bệnh có thể sử dụng một số giải pháp theo hướng dẫn của Y sĩ Y học cổ truyền TPHCM ngay sau đây để có thể chữa cảm lạnh an toàn và hiệu quả:

Xông hơi các loại lá chứa tinh dầu cay nóng

Bạn có thể sử dụng một số loại lá để xông hơi như: Lá sả, lá cúc tần, lá ngải cứu, lá tre, lá bưởi, lá kinh giới, mỗi thứ một nắm nhỏ

Cách thức tiến hành: Các loại lá đem rửa sạch, cho vào nồi nước đậy kín và đun sôi trong 5-10 phút. Người bệnh ngồi tại vị trí nào đó rồi phủ một tấm chăn mỏng qua đầu và cả nồi nước xông vừa đun xong để giữ hơi nóng. Lưu ý nên mở vung nồi thật chậm cho hơi thoát ra từ từ nhằm tránh tình trạng nóng quá dẫn đến bỏng. Trong lúc xông phải hít thở thật chậm và sâu để hơi xông lên tác dụng đến đường hô hấp. Lúc này mồ hôi sẽ thoát ra từ từ bắt đầu từ trên xuống dưới. Khi thấy trong người đã nhẹ, không còn cảm giác sợ lạnh, sợ gió thì có thể ngừng xông. Sau đó dùng khăn bông khô lau hết mồ hôi, thay quần áo khô và nằm nghỉ.

Lưu ý: Do sử dụng hơi nước có tinh dầu nên bạn không nên đun sôi kỹ quá nồi nước xông, bởi nếu sôi quá 15 phút thì tinh dầu sẽ bay hơi hết và xông ít tác dụng. Đồng thời không nên ham xông nhiều để cho thoát nhiều mồ hôi, vì sẽ khiến cơ thể sẽ mất một lúc lượng dịch lớn gây mệt mỏi do mất nước và chất điện giải.

Trị cảm lạnh đơn giản như trong y học cổ truyền

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền

Đánh gió bằng dầu nóng hoặc gừng tươi

Theo Y sĩ Y học cổ truyền, vùng dọc hai bên cột sống từ cổ vai gáy xuống là vùng phân bố hai kinh thái dương của cơ thể, là hàng rào đầu tiên bảo vệ cơ thể chống lại cảm lạnh. Theo đó nếu đánh gió tại đây là trực tiếp đem khí nóng vào cơ thể, giúp cơ thể đủ khí dương để đánh bạt khí lạnh ra ngoài.

Cách thức tiến hành: Bôi dầu, chà xát cho thấm đều vùng dọc hai bên cột sống từ cổ vai gáy xuống, sau đó dùng một đồng xu hoặc thìa bằng kim loại cạnh tròn không bén đánh vào vùng đó theo chiều từ trên xuống dưới. Riêng gừng tươi đem rửa sạch, giã nát củ gừng (cả vỏ), vắt nước cốt lên dọc hai bên sống lưng rồi dùng bã chà xát cho đến khi người nóng lên. Cuối cùng dùng khăn khô lau sạch bã gừng.

Cháo giải cảm

Các giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn khuyên người bệnh có thể sử dụng cháo thịt nạc hoặc cháo trứng, thái thêm một ít lá tía tô, kinh giới, hành, gừng tươi ăn nóng. Do các dược liệu trên chứa tinh dầu nên khi ăn người bệnh có thể tranh thủ hít hơi nóng bốc lên từ tô cháo càng nhiều càng tốt, bởi vì tô cháo cũng có cả tác dụng như một nồi xông nhỏ.

Bệnh thường khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên trong thời gian này do cơ thể bị suy giảm sức đề kháng nên có thể bị hững bội nhiễm thứ phát gây viêm họng, viêm phổi do vi khuẩn, viêm xoang, viêm tai giữa (hay gặp ở trẻ em).

Do đặc tính bệnh hay xuất hiện khi thời tiết thay đổi nên đối với những đối tượng có sức đề kháng kém như trẻ nhỏ, người già cần mặc ấm, đi tất khi ngủ phòng trời trở lạnh đột ngột. Kiểm tra cẩn thận các cửa sổ trước khi đi ngủ nhằm tránh gió lùa. Đồng thời kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học, giữ ấm cơ thể, ăn nhiều hoa quả tươi để tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại những tác nhân có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe.

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop