Phổi ứ nước là thuật ngữ thường được dùng để chỉ hội chứng tràn dịch màng phổi. Vậy triệu chứng của căn bệnh này như thế nào và cách chăm sóc người bệnh ra sao chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây
Phổi ứ nước là thuật ngữ thường được gọi của bệnh tràn dịch màng phổi
Nguyên nhân gây bệnh phổi ứ nước là gì?
Theo các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ: Nguyên nhân gây nên bệnh phổi ứ nước thường được chẩn đoán căn cứ vào màu sắc của dịch, các xét nghiệm vi sinh, tế bào học, sinh hóa, X-Quang… như sau:
- Nước dịch màu vàng chanh (Tràn dịch màng phổi dịch tiết): Chủ yếu là do lao phổi, viêm phổi, tác động mao mạch phổi, áp xe gan hay viêm màng ngoài tim,…
- Nước dịch trong vắt (Tràn dịch màng phổi dịch thấm): Gặp trong các bệnh gây ứ nước trong cơ thể như thận nhiễm mỡ, suy dinh dưỡng, suy tim, xơ gan và sung tuyến giáp trạng.
- Nước dịch màu hồng hoặc đỏ (Tràn máu màng phổi): Thường do ung thư phổi hay do di căn của các loại ung thư cơ quan khác vào phổi. Loại dịch này có hiện tượng phát triển và tái phát nhanh sau khi chọc hút gây khó thở nhiều.
- Dịch đục có mủ (Tràn dịch mủ): do nhiễm khuẩn tiên phát ở mô màng phổi hoặc nhiễm khuẩn thứ phát của tràn dịch màng phổi, áp xe gần màng phổi. Trường hợp mủ có màu nâu là do nguyên nhân áp xe gan do amip vỡ vào mô màng phổi.
- Dịch màu trắng như nước gạo hoặc vàng đục lóng lánh là do chèn ép ống ngực bởi các khối u, chấn thương lồng ngực hay chèn ép tĩnh mạch dưới đòn. Với loại dịch này thường không tìm được cơ chế phát sinh rõ ràng.
Triệu chứng của bệnh phổi ứ nước là gì?
Để có thể phát hiện các triệu chứng phổi ứ nước, theo các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ chúng ta có thể biết được thông qua việc quan sát, cảm nhận và để ý các biểu hiện bên ngoài.
Cảm giác hơi đau một bên lồng ngực khi phổi bắt đầu có 200-300ml lít dịch, không nằm thấp đầu hay nằm ngửa được, chưa khó thở, nằm nghiêng 1 bên thì cơn đau giảm dần.
Khi dịch nhiều hơn, bệnh nhân nằm nghiêng cũng thấy đau nhẹ, hơi khó thở.
Bệnh càng nặng thì sẽ càng khó thở, tức ngực.
Ho khan hoặc có đờm
Có sốt
Một bên lồng ngực hơi phù và hơi nhô lên.
Có đường cong đục ở vùng liên sườn.
Tiếng rì rào phế nang mất hoặc giảm.
Bệnh phổi ứ nước có nguy hiểm như thế nào?
Mức độ nguy hiểm của bệnh phổi ứ nước đôi khi rất khó xác định. Đôi khi, bệnh nhân chỉ cần điều trị vài tuần là khỏi, thế nhưng không cẩn thận thì có thể tử vong khi tái phát nhiều lần.
Thế nên tràn dịch màng phổi có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào việc phát hiện bệnh sớm hay muộn, nguyên nhân và cách chữa. Nếu có phác đồ điều trị đúng đắn, bệnh nhân sẽ sớm hồi phục lại sức khỏe ban đầu.
Bệnh phổi ứ nước được điều trị như thế nào?
Có rất nhiều phương án điều trị phổi ứ nước, bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc kết hợp các cách sau:
- Dùng thuốc kháng sinh, thuốc kháng ung thư là cần thiết.
- Chọc hút, dẫn lưu dịch từ khoang màng phổi để giảm thiểu tác động xấu của bệnh tới sức khỏe.
- Có thể dùng thuốc Đông Y để tăng cường chức năng phổi và rút dịch một cách tự nhiên, an toàn.
- Nếu dịch khoang màng phổi quá nhiều, tình trạng bệnh trở nên xấu đi thì cách tốt nhất là mổ dẫn lưu máu, mủ hoặc dịch ra bên ngoài.
Chăm sóc bệnh nhân phổi ứ nước như thế nào?
- Bổ sung một chế độ dinh dưỡng hợp lý
Bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi có thể trạng yếu ớt, mệt mỏi nên việc nâng cao thể trạng bằng cách bổ sung chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp hỗ hợp người bệnh chống chọi bệnh tốt hơn.
Có chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp người bị bệnh phổi ứ nước chống chịu bệnh tốt hơn.
Bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn khuyên người nhà bệnh nhân nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm giàu protein như thịt, trứng, sữa, ...; các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C có trong hoa quả tươi như cam, bưởi,… trong bữa ăn hàng ngày để đảm bảo đủ năng lượng.
- Đảm bảo phòng điều bệnh yên tĩnh, giảm sự lo lắng cho bệnh nhân
Khi bị phổi ứ nước, người bệnh luôn cảm thấy lo lắng, sợ hãi vì thế người thân của bệnh nhân luôn phải thiết lập sự tin tưởng, gần gũi, an ủi và động viên.
Hãy khuyến khích bệnh nhân giải bày nỗi sợ hãi, lo lắng của họ về căn bệnh đang gặp phải. Bạn hãy giải thích cho bệnh nhân hiểu được sự cần thiết khi có tâm lý tốt, tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ giúp việc điều trị bệnh phổi ứ nước nhanh chóng, có thể khỏi được hoàn toàn.
Bên cạnh đó, việc giữ yên tĩnh, sạch sẽ và thoáng mát trong phòng bệnh sẽ giúp bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi nghỉ ngơi, thư giãn tốt làm quá trình điều trị bệnh tiến triển tích cực hơn.