Trước khi tiến hành xét nghiệm máu bệnh nhân cần chuẩn bị những gì?

Trước khi tiến hành xét nghiệm máu bệnh nhân cần chuẩn bị những gì?Khi được chỉ định xét nghiệm, kết quả xét nghiệp máu có thể bị sai lệch nếu bệnh nhân không có sự chuẩn bị trước khi làm xét nghiệm. Vậy trước khi tiến hành xét nghiệm máu bệnh nhân cần chuẩn bị những gì?

Khi được chỉ định xét nghiệm, kết quả xét nghiệp máu có thể bị sai lệch nếu bệnh nhân không có sự chuẩn bị trước khi làm xét nghiệm. Vậy trước khi tiến hành xét nghiệm máu bệnh nhân cần chuẩn bị những gì?

Trước khi tiến hành xét nghiệm máu bệnh nhân cần chuẩn bị những gì?

Kết quả xét nghiệp máu có thể bị sai lệch nếu bệnh nhân không có sự chuẩn bị

Dưới đây sẽ là một số chia sẻ về các bước chuẩn bị trước khi xét nghiệm máu để tránh được các sai số trong quá trình xét nghiệm máu mà các bác sĩ tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ đến bạn đọc!

Bạn cần phải nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm

Với xét nghiệm đường huyết, mỡ máu chỉ cho kết quả chính xác khi người bệnh nhịn đói 8 – 12 tiếng thì bạn tuyệt đối không được ăn gì để đảm bảo kết quả nhận được chính xác. Bởi sau khi ăn, chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành đường glucose khiến lượng đường trong máu tăng. Nếu làm xét nghiệm, kết quả sẽ không chính xác.

Tuy nhiên, không cần phải nhịn ăn với mọi xét nghiệm máu. Vì một số loại xét nghiệm người bệnh không cần làm nhịn đói trước khi lấy máu như HIV, suy thận, cường giáp, Alzheimer (mất trí nhớ ở người già), công thức máu, nội tiết tố… thì bạn cứ việc ăn lót lòng như thường lệ.

Không nên uống sữa, thuốc, nước ngọt, cà phê, hút thuốc…

Không riêng gì sữa mà ngay các loại nước ngọt, nước hoa quả, rượu, cà phê…bạn cũng nên ráng nhịn trước khi xét nghiệm, vì các chỉ số sinh hóa máu sau khi dùng các loại nước trên sẽ cho kết quả xét nghiệm không chính xác.

Uống cà phê hoặc các loại đồ uống có chứa caffein khác ví dụ như đồ uống năng lượng hoặc cola trong vòng 1 giờ trước khi tiến hành xét nghiệm máu có thể sẽ làm kết quả xét nghiệm máu của bạn cao hơn mức bình thường. Việc hút thuốc lá hoặc dùng các loại thuốc thông mũi không kê đơn trước khi xét nghiệm máu cũng đem lại kết quả tương tự.

Tuyệt đối không uống rượu

Kỹ thuật viên Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm Y học Sài Gòn cho biết, tăng triglycerid do uống rượu có thể dẫn đến kết quả sai và khiến bạn lo lắng một cách không cần thiết. Do vậy, trước khi làm xét nghiệm mỡ máu 24 giờ, bạn nên kiêng uống rượu và các loại đồ uống có cồn.

Không nên dùng thuốc

Nhiều người do không để ý nên trước khi đi làm xét nghiệm máu vẫn dùng thuốc theo thói quen. Tuy nhiên họ không hề biết rằng việc dùng thuốc như thế có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm, dẫn đến việc điều trị bệnh không có kết quả, thậm chí có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Bởi vậy nếu đang dùng loại thuốc gì, bạn nên thông báo cho bác sĩ biết. Tuy nhiên, với thuốc hạ áp, trợ tim thì bạn có thể uống, bởi nếu vì sợ trật kết quả mà không dám uống thì bạn có nguy cơ nhập viện sớm đấy!

Bạn nên uống nước lọc

Một số xét nghiệm máu yêu cầu bạn phải nhịn đói trước đó, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không được uống nước lọc. Vì phải nhịn đói nên bạn có nguy cơ bị mệt lả trong lúc chờ đợi, chưa kể kết quả xét nghiệm rất dễ sai lệch nếu bạn đang thiếu nước.

Vậy nên trước khi thực hiện xét nghiệm máu, bạn nên uống nước lọc để vừa giảm căng thẳng, vừa bù nước cho cơ thể.

Không nên vận động quá mạnh trước khi đi xét nghiệm máu

Tình trạng sức khỏe, cảm xúc, tâm lí của bạn sẽ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu. Nếu bạn làm quá sức, cảm xúc mạnh, đang bị sốc, bỏng hay nhiễm trùng thì nồng độ glucose trong máu có thể tăng do cơ thể lúc đó cần nhiều năng lượng nên đẩy nhiều glucose vào máu hơn.

Vì vậy, trước khi xét nghiệm máu bạn cần tránh làm những công việc nặng, tránh làm cơ thể mệt.

Trước khi tiến hành xét nghiệm máu bệnh nhân cần chuẩn bị những gì?

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Thời điểm lấy máu xét nghiệm

Nồng độ một số chất có thể thay đổi tùy theo thời gian lấy máu, chẳng hạn nồng độ cortisol, sắt huyết thanh và glucose đạt đỉnh cao nhất vào buổi sáng (6 – 8 giờ) và giảm dần vào buổi chiều và nửa đêm.

Thời điểm lấy máu xét nghiệm tốt nhất thường là vào buổi sáng nhưng vì lý do nào đó, bạn vẫn có thể đi xét nghiệm buổi chiều. Tuy nhiên, lấy máu buổi chiều, bạn có nguy cơ phải nhịn ăn bữa chính nên cảm thấy cồn cào rất khó chịu.

Trên đây là những thông tin tham khảo về các bước cần chuẩn bị trước khi xét nghiệm máu mà các bác sĩ tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc. Ngoài ra, nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì khi được chỉ định xét nghiệm máu thì cần hỏi ngay bác sĩ của bạn để được tư vấn cụ thể cho từng trường hợp nhằm thu được kết quả chẩn đoán cận lâm sàng chính xác nhất.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop