Một chút lơ đễnh, thờ ơ, tắc trách hay vô cảm, đều có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, tính mạng của người bệnh, dẫn đến những mất mát không gì bù đắp cho người bệnh.
Lương Y như từ mẫu
Trong thư gửi Hội nghị Cán bộ y tế ngày 27 tháng 2 năm 1955 của Chủ tịch Hồ Chí Minh có câu "Lương y phải như từ mẫu”, ở đây Bác dùng chữ “phải” ý muốn nhấn mạnh rằng, một người thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền. Câu “lương y phải như từ mẫu”của Bác chính là để nhấn mạnh hai điều kiện phải có của người thầy thuốc, đó là:
- Người thầy thuốc (Lương y) phải là người có lòng nhân ái, thương yêu người bệnh; như người mẹ hiền (Từ mẫu) cũng vậy, không có người mẹ nào muốn con mình bị ốm đau, bệnh tật mà trái lại luôn mong cho con khỏe mạnh, mau ăn chóng lớn.
- Người thầy thuốc phải là thầy thuốc “giỏi”, là người có năng lực dùng kiến thức và kỹ năng về y dược để chữa bệnh cho mọi người và thầy thuốc giỏi là người hành nghề y vững vàng về chuyên môn, luôn tìm cách nâng cao trình độ nghề nghiệp, cập nhật kiến thức y dược để làm chủ trang, thiết bị hiện đại nhằm chữa trị tốt cho người bệnh. Ngoài cái giỏi về chuyên môn kỹ thuật, còn phải giỏi về tâm lý giao tiếp, chẩn đoán không chỉ bệnh tật mà còn hiểu được những nguyện vọng của bệnh nhân như người mẹ hiền hiểu tâm tính của người con do mình sinh ra vậy. Nhưng mọi thầy thuốc đâu phải tự nhiên đều trở thành "mẹ hiền”, mà chỉ có thầy thuốc chịu phấn đấu, cố gắng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tác phong, lối sống, cách xử sự với bệnh nhân, mới có thể trở thành mẹ hiền được.
“Lương y phải như từ mẫu” là y đức, đặt nền tảng trên sự “Tôn trọng sinh mạng con người”, nên đối với người thầy thuốc trước hết là không được làm bất cứ điều nhân phẩm và quyền lợi bệnh nhân,không phân biệt đối xử,phải công bằng và trung thực. Nghề y là nghề liên quan đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của con người nên người hành nghề y phải là thầy thuốc có chuyên môn giỏi đồng thời phải cólương tâm,phải có tấm lòng thương yêu, tận tụy phục vụ người bệnh. Trong thư Hồ Chủ tịch cũng đã nhắc nhở nhiệm vụ vẻ vang của người thầy thuốc: "Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khỏe cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, thầy thuốc cần phảithương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, không ít y, bác sĩ bị ma lực của đồng tiền chi phối, khiến y đức đang bị mai một, xuống cấp nghiêm trọng. Tiền bạc, quà cáp làm thay đổi tiêu chí đối xử và chất lượng điều trị bệnh của thầy thuốc. Trong nhiều trường hợp cấp cứu, vì không có tiền trả viện phí nên thầy thuốc đã bỏ mặc bệnh nhân. Lại có những y, bác sĩ đã thờ ơ, thiếu trách nhiệm, coi thường tính mạng của người bệnh, không nhanh chóng cấp cứu kịp thời, vì vậy đã gián tiếp gây ra cái chết cho người bệnh, khiến bệnh nhân từ chỗ coi thầy thuốc là ân nhân chuyển thành “oán nhân”, đồng thời bác sĩ cũng trở thành những kẻ tội đồ, bị dư luận lên án. Nhưng trên thực tế những vụ việc đó chỉ là cá biệt, thiểu số, những thầy thuốc đó chỉ là vài "con sâu làm rầu nồi canh” trong nền y tế vì nhân dân phục vụ của chúng ta mà thôi.
Như chúng ta đã thấy trải qua 60 năm thực hiện lời dạy của Bác, hàng vạn, hàng triệu y, bác sĩ, nhân viên y tế trên cả nước đang ngày đêm tận tụy cứu chữa, chăm sóc người bệnh. Đã có nhiều bác sĩ trẻ tình nguyện về các bệnh viện nghèo, những chuyến đi khám, chữa bệnh từ thiện và phát thuốc miễn phí cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng thiên tai bão lụt, biên giới hải đảo ... ngày càng nhiều trên đất nước chúng ta. Những thành tựu mới về y học, những phương pháp điều trị tiên tiến được áp dụng trong ngành y đã cứu sống được nhiều bệnh nhân mắc các bệnh hiểm nghèo, đưa nền y học của nước ta ngang tầm với một số nước có nền y học tiên tiến trên thế giới.
Cần một trái tim yêu nghề
Thấm nhuần lời dạy của Bác “lương y phải như từ mẫu”chúng ta tin tưởng rằng nhữngy, bác sĩ và các nhân viên y tế hôm nay vẫn chiếm được lòng tin yêu hết mực của người bệnh, được người bệnh gọi là “Thầy”, là ân nhân và là “Từ mẫu” của mình.
Người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là người mẹ hiền
Để phù hợp với ngôn ngữ thường ngày của nhân dân, lâu nay chúng ta đã dịch sang tiếng Việt là "Thầy thuốc như mẹ hiền”. Khi Việt hóa câu nói đó, chúng ta đã bỏ đi chữ "phải”. Dùng chữ phải ở đây, Bác Hồ muốn nhấn mạnh rằng, một người thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền. Người thầy thuốc giỏi trước hết là một con người có lương tâm, có y đức. Nhưng mọi thầy thuốc đâu phải tự nhiên đều trở thành "mẹ hiền”, mà chỉ có thầy thuốc chịu phấn đấu, cố gắng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tác phong, lối sống, cách xử sự với bệnh nhân, mới có thể trở thành mẹ hiền được. Và tất nhiên đó mới là điều kiện cần. Điều kiện đủ để trở thành một lương y là ngoài y đức cao còn phải giỏi về y lý và y thuật. Bởi vì nếu thầy thuốc chỉ thương người bệnh mà lý luận và kỹ thuật, tay nghề không giỏi thì cũng "lực bất tòng tâm”, chỉ dừng lại ở mức "hiền y”. Bởi vậy, ngoài việc giương cao khẩu hiệu "Người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là người mẹ hiền”, trong các bệnh xá, bệnh viện của quân đội chúng ta còn bắt gặp khẩu hiệu "Nêu cao y đức, rèn luyện y thuật, phát triển y lý”.
Theo kết quả khảo sát công bố năm 2011 của Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng (RTCCD) là: nếu đã được nhận vào chính thức, thì chỉ cần 1 năm, sẽ từ một nhân viên y tế "trắng tinh” sẽ biến thành một người "nghiện” phong bì. Tiền bạc, quà cáp làm thay đổi tiêu chí đối xử và chất lượng điều trị bệnh của thầy thuốc.
Trong nhiều trường hợp nguy cấp, vì không có tiền trả viện phí nên thầy thuốc đã bỏ mặc bệnh nhân. Lại có những y, bác sĩ đã thờ ơ, thiếu trách nhiệm, coi thường tính mạng của người bệnh, không nhanh chóng cấp cứu bệnh nhân, vì vậy đã gián tiếp gây ra cái chết cho người bệnh, khiến bệnh nhân từ chỗ coi thầy thuốc là ân nhân chuyển thành "oán nhân”, đồng thời bác sĩ cũng trở thành những kẻ tội đồ, bị dư luận lên án. Rồi cũng không hiếm trường hợp thầy thuốc lợi dụng sự tin tưởng của người bệnh mà tranh thủ "chặt chém” tiền khám chữa bệnh, tiền thuốc men của họ, hay nhiều bác sĩ ăn "hoa hồng” của dược sĩ, của cửa hàng thuốc mà kê những toa thuốc đắt tiền cho những bệnh nhân nghèo. Khi đó, "lương y” không còn là "từmẫu” nữa mà trở thành "từ chém”, "hổ báo”… May thay những vụ việc đó chỉ là cá biệt, những thầy thuốc đó chỉ là vài "con sâu” trong nền y tế vì nhân dân phục vụ của chúng ta.
Luôn luôn cống hiến với nghề
Là một học sinh Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn nhận thức được tầm quan trọng của nghề cứu người này. Em sẽ học tập thật nghiêm túc cần phải ý thức về vai trò trách nhiệm của mình với những người bệnh. Câu nói “Lương y như từ mẫu” là một câu nói hoàn toàn đúng đắn nhằm nhắc nhở nhưng người làm nghề và những người học nghề như em tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn về thái độ ứng xử của những người làm nghề thầy thuốc, bác sĩ với người bệnh cần phải từ tốn, chân thành, chăm sóc tận tình chu đáo, chứ không phải có tiền thì mới chu đáo, còn không có tiền thì mặc kệ
Câu nói này là hồi chuông cảnh tỉnh cho những người đang làm nghề y và bản thân em là một sinh viên đang học tập tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cần phải ý thức về vai trò trách nhiệm của mình với người bệnh.