Y đức người Thầy thuốc Một trong những quy chuẩn của Đạo đức xã hội

Y đức của người Thầy thuốc là quy chuẩn của Đạo đức xã hộiY Đức là gì? Nhiều người đã nói đến Y Đức như một thước đo Đạo đức của những người làm trong ngành Y tế. Vậy những nguyên nhân nào có thể tác động tới Y Đức?

Vậy y đức là gì? Y đạo là gì? Nội dung của y đức ra sao? Những nguyên nhân gì đã tác động đến y đức?

Y đức thầy thuốc y bác sĩ

Y đức thầy thuốc y bác sĩ

Cùng với xu thế phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, nhiều giá trị xã hội bị thay đổi: quan hệ xã hội, luân thường đạo lý và đạo đức nghề nghiệp cũng có phần đảo lộn. Đối với ngành y, bên cạnh một số thành tích rất đáng tự hào thì một bộ phận không nhỏ thầy thuốc vô cảm trước nỗi đau của người bệnh, đi ngược lại y đức, trái với lương tâm, đạo lý, làm “ hoen ố” hình ảnh nghề thầy thuốc cao quý có truyền thống từ bao đời nay. Vậy y đức là gì? Y đạo là gì? Nội dung của y đức ra sao? Những nguyên nhân gì đã tác động đến y đức? Giải pháp nâng cao vấn đề y đức trong ngành Y tế như thế nào? Đó là những vấn đề cấp thiết của xã hội hiện nay.

Y đức đó là vấn đề cấp thiết của xã hội hiện nay

Trong xã hội loài người, ngành nghề nào cũng đòi hỏi phải có đạo đức mà người ta thường gọi là “đạo đức nghề nghiệp”. Ngành y là một ngành có liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của con người. Mà sức khoẻ, tính mạng của con người là vốn quý nhất, nên đòi hỏi người làm việc trong ngành y cũng phải có những phẩm chất đặc biệt. “Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội“. Như vậy, đạo đức của ngành Y, hay nói cách khác Y đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi và mối quan hệ giữa thầy thuốc với bệnh nhân và với đồng nghiệp.

Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào dư luận xã hội để thừa nhận Y đức của người thầy thuốc thôi thì chưa đủ. Bởi ở mỗi quốc gia, tùy thuộc vào phong tục tập quán cũng như sinh hoạt của dân tộc mình, đều đưa một số điểm quan trọng của Y đức vào luật và coi đó là quy định bắt buộc cả thầy thuốc và bệnh nhân phải tuân thủ, người ta gọi đó là Y đạo. Như vậy, Y đạo là y đức đã được thể chế hoá thành các quy định, bắt buộc mọi người phải tuân thủ. Nói cách khác, y đạo là con đường của ngành y, là hành lang pháp lý mà người hành nghề y phải tuân thủ.

Y đức hình thành và phát triển cùng với lịch sử y học và xã hội. Ngay từ những năm đầu xây dựng đất nước, trên cương vị người lãnh đạo, chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm đặc biệt tới sự phát triển của nền y tế nước nhà, nhất là trong vấn đề y đức của người thầy thuốc. Quan điểm y đức của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ tư tưởng nhân văn cao cả và đạo đức cách mạng, biểu hiện rõ nét ở tình yêu thương con người sâu sắc. Người nói “phải yêu thương chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn, “ Lương y phải như từ mẫu…”

Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành Y

Trên thế giới, nói đến ông tổ ngành Y phải nói đến Hypôcrat, một thầy thuốc danh tiếng thời Hy Lạp cổ đại, người sống cách chúng ta gần 2500 năm, nhưng những tư tưởng, kiến thức của ông cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đặc biệt ông đã dạy người làm ngành Y phải có Y đức, mà những lời dạy ấy, sau này những người nối nghiệp ông đã viết nên một lời thề nghề nghiệp mà tất cả những bác sĩ khi tốt nghiệp ra Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn đều phải tuyên thệ, đó là “Lời thề Hypôcrat”:

“Tôi xin thề sẽ trung thành với quy tắc danh dự và sẽ liêm khiết trong khi hành nghề bác sĩ. Tôi sẽ săn sóc miễn phí cho người nghèo, không bao giờ đòi hỏi một sự thù lao quá đáng so với công sức đã bỏ ra. Được mời đến gia đình, mắt tôi không để ý đến mọi sự xảy ra, miệng tôi sẽ giữ kín những bí mật mà người bệnh đã thổ lộ. Tôi sẽ không lợi dụng địa vị của mình để làm đồi bại phong tục hoặc tán dương tội ác. Một lòng tôn trọng và biết ơn các thầy, tôi sẽ truyền bá cho các con cháu các thầy những giáo huấn mà tôi đã lĩnh hội được. Nếu tôi giữ trọn lời thề, người đời sẽ quý mến; nếu tôi thất hứa, tôi sẽ mang mối ô danh và cam chịu sự khinh bỉ của các bạn đồng nghiệp và của nhân dân“. Như vậy là đã hàng ngàn năm nay, dù trong chế độ xã hội nào thì nghề thầy thuốc cũng phải lấy đạo đức làm trọng.

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, cố Bộ trưởng Bộ Y tế, nhân một chuyến lên thăm Bệnh viện và công nhân lâm trường Thác Bà, Yên Bái, đã căn dặn cán bộ y tế của Bệnh viện lâm trường khi tiếp đón, chăm sóc bệnh nhân, phải:

“ Đến tiếp đón niềm nở,

Về dặn dò ân cần,

Ở tận tình chăm sóc”.

Hết lòng tận tình với bênh nhận

Hết lòng tận tình với bênh nhận

Và còn biết bao nhiêu những điều răn dạy của các bậc danh y, biết bao người đã toàn tâm toàn ý phục vụ người bệnh với cả cuộc đời mình. Không thiếu gì những người thầy thuốc đã lấy máu của mình để cho bệnh nhân khi cấp cứu, thậm chí có bác sĩ đã lấy cả “củ phong” chứa rất nhiều vi khuẩn phong (tức vi khuẩn gây bệnh hủi) nghiền nhỏ, tiêm vào cơ thể mình để chứng minh rằng phong là một bệnh khó lây… Đó chính là Y đức.

Kế thừa truyền thống đạo đức y học của dân tộc và giá trị đạo đức của nền y học thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những quan điểm cụ thể về y đức đối với mỗi người thầy thuốc và trở thành phương châm sống, kim chỉ nam chỉ đạo đối với sự phát triển của nền y tế nước nhà:

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, có vai trò to lớn đối với đời sống con người. Một trong những nét cơ bản nhất của hình thái ý thức đạo đức là tự nguyện, tự giác quan tâm đến người khác, chứ không phải cho mình. Ở Việt Nam, y đức người thầy thuốc mang đậm dấu ấn của đạo đức truyền thống phương Đông. Đạo đức xã hội tốt đẹp thì y đức cũng từ đó mà tốt đẹp theo. Ngược lại, đạo đức xã hội đi xuống thì không thể có được y đức. Hồ Chí Minh là tấm gương sáng, hiện thân của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực vì con người. Người dành tình yêu thương và chia sẻ những nỗi đau của con người. Người từng chỉ đạo: “ Chính sách của Đảng và Chính phủ phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân rét là Đảng và chính phủ có lỗi, nếu dân dốt là Đảng và chính phủ có lỗi, nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”.

Nghề y là một nghề cao quý, được xã hội tôn vinh. Vì vậy người thầy thuốc phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện y đức. Y đức không chỉ là những hành động như thái độ niềm nở với người bệnh, mà còn đòi hỏi người thầy thuốc phải khiêm tốn, đối xử tốt với đồng nghiệp, giỏi về chuyên môn, không lợi dụng nghề nghiệp để chăm lo cho lợi ích của bản thân…Lương tâm nghề nghiệp trong sáng là cơ sở để hình thành những đức tính cần có của người thầy thuốc. Lương tâm người thầy thuốc còn là cơ sở để hình thành sự cảm thông sâu sắc với nỗi đau của người bệnh, từ đó hình thành quy chuẩn của đạo đức trong nghề nghiệp: 1- Thầy thuốc phải chăm chỉ, nhiệt tình lao động, luôn sẵn sàng, chủ động trong công việc của mình; 2- Thầy thuốc phải thận trọng, cảnh giác trước các trường hợp coi là bệnh nhẹ, bình thường, giản đơn; 3- Thầy thuốc phải luôn giữ gìn phẩm giá, danh dự nghề nghiệp của mình; 4- Thầy thuốc phải là người có tính sáng tạo trong nghề nghiệp.

Chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện

Hiện nay đứng trước xu thế hội nhập, đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngành y tế có nhiều điều kiện phát triển, đội ngũ cán bộ y tế có nhiều tiến bộ, trình độ. Để thực hiện tốt và giữ đúng với y đức của người thầy thuốc, cần có sự tham gia của toàn xã hội, bắt đầu bằng việc giáo dục tuyên truyền và bồi dưỡng…1- Cần xây dựng đội ngũ cán bộ y tế, bác sỹ, y tá có đức có tài; 2- Cần xây dựng một nền y học cách mạng tiên tiến hiện đại; 3- Phải phòng bệnh cũng cần thiết như trị bệnh; 4- Cần chỉnh đốn và kiện toàn bộ máy y tế hoàn thiện và làm được nhiều việc ích lợi cho nhân dân; 5- Cán bộ, nhân viên ngành y phải thật thà đoàn kết…

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn

Thầy và trò Nhà Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn ủng hộ biển đảo

Có thể nói Y đức đang là vấn đề nóng bỏng của xã hội hiện nay. Xã hội đòi hỏi người thầy thuốc phải có những phẩm chất đặc biệt. Muốn nâng cao y đức, chúng ta không thể hô hào chung chung mà phải xem xét nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái về y đức và đề ra các biện pháp khắc phục ngay từ khi tuyển chọn cán bộ vào ngành. Vì vậy để những hình ảnh của người thầy thuốc đẹp mãi trong lòng nhân dân, và để cho y đức luôn là niềm tự hào của ngành y, mỗi thầy thuốc cần phải nêu cao lòng nhân ái, cần phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với bệnh nhân. Tất cả thầy thuốc phải coi “ Y đức là một trong những quy chuẩn của đạo đức xã hội hiện nay”.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop