Y học cổ truyền trị cảm cúm sau lũ lụt như thế nào?

Y học cổ truyền trị cảm cúm sau lũ lụt như thế nào?Thường xuyên dầm mình trong nước lâu do lụt lội dễ khiến cơ thể bị cảm nhiễm như bệnh cảm cúm. Vậy từ xa xưa, Y học cổ truyền trị cảm cúm sau lũ lụt như thế nào?

Thường xuyên dầm mình trong nước lâu do lụt lội dễ khiến cơ thể bị cảm nhiễm như bệnh cảm cúm. Vậy từ xa xưa, Y học cổ truyền trị cảm cúm sau lũ lụt như thế nào?

Y học cổ truyền trị cảm cúm sau lũ lụt như thế nào?

Trong Y học cổ truyền có nhiều cách chữa trị cảm cúm

Là quốc gia có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, một số vùng thường xuyên phải đối mặt với tình trạng lụt lội tạo điều kiện thuận lợi cho các loại côn trùng, vi khuẩn, virut phát triển. Nếu sức đề kháng hay miễn dịch yếu đi thì con người rất dễ bị nhiễm bệnh. Trong đó, bệnh cảm cúm là một trong những bệnh dịch phổ biến sau mỗi trận lũ.

Đối với những người có sức đề kháng tốt thì chỉ sau từ 3, 5, 7 ngày là bệnh tự lui. Ngược lại đối với những người bị nhiễm cúm, cơ chế tự miễn dịch của cơ thể sẽ tiết ra bạch cầu chống lại tác nhân gây bệnh bắt đầu từ mũi. Điều này khiến mũi nóng lên, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi. Khi bị cúm, mũi tắc buộc người bệnh phải thở bằng miêng, nhưng điều này vô tình làm se môi, đắng lưỡi, gây khó chịu và bất tiện cho những người làm công việc giao tiếp...

Trong Y học cổ truyền, cảm cúm còn được gọi là thương phong, do bộ máy hô hấp kém khả năng lọc sạch không khí, nên virut, vi khuẩn trong không khí thâm nhập cơ thể khi sức đề kháng sút kém hoặc bị viêm họng, niêm mạc mũi, họng, amidan... Để chữa cảm cúm, trong Y học cổ truyền có nhiều phương pháp như xoa bóp, đánh gió, xông hơi, trích máu, châm cứu... và tất nhiên không thể thiếu những bài thuốc nam vô cùng hiệu nghiệm.

Bài thuốc trị cảm cúm hiệu quả theo Y học cổ truyền

Nếu bạn đang lo lắng thuốc kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ đối với cơ thể thì những bài thuốc nam theo Y học cổ truyền sẽ giúp bạn loại bỏ được mối nguy hại này. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc được các Y sĩ Y học cổ truyền chọn lọc ngay dưới đây để có thể áp dụng đúng cách.

Chuẩn bị: cam thảo 3g, sinh khương 3 lát, thanh bì 5g, trần bì 5g, chỉ xác 5g, cát cánh 8g, ma hoàng 8g, tô diệp (lá tía tô) 9g, hương phụ 12g.

Cách dùng: Cho thuốc vào nồi đổ khoảng 600ml nước, đun sôi cho đến khi còn khoảng 200ml. Người bệnh uống trước khi ăn và uống khi thuốc còn ấm, ngày 3 lần. Sau uống 30 phút nên ăn bát cháo hành nóng. Đối với những người mới bị cúm, hắt hơi, sổ mũi chỉ cần 1 – 2 thang, uống trong ngày là khỏi. Với người ho nhiều cần 3 – 5 thang.

Y học cổ truyền trị cảm cúm sau lũ lụt như thế nào?

Theo sách Y học cổ truyền, đây là những vị thuốc không độc, có tính sát khuẩn cao, an toàn và hiệu qảu trong điều trị chứng cảm cúm:

Cát cánh và cam thảo: Là hai vị thuốc có tác dụng trong việc trị ho, long đờm được mọi người thường quen dùng. Đặc biệt, các Y sĩ Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh, cam thảo còn là vị sứ dẫn thuốc tới các kinh lạc.

Sinh khương (gừng sống): Là vị thuốc kích thích tiêu hóa giúp ăn uống được ngon miệng, tăng cường sức khỏe. Sinh khương có vị cay, tính ấm, thông khí, khởi thần, trừ tà khí, mở 9 khiếu.

Thanh bì (vỏ quýt xanh): Là dược liệu có vị cay đắng, khí thơm, khai uất, chế được thấp, tính bình hòa, trị được đau, hành được khí vào tạng gan giúp gan thực hiện tốt các phản ứng hóa sinh trong cơ thể.

Trần bì (vỏ quýt): Có vị cay đắng, không độc, tính khoan khoái, khoan trung, tiêu đờm dãi, mạnh tì, trừ uất nhiệt, ích dạ dày. Các cố nhân trong Y học cổ truyền thường lấy quýt với hoa hồng bạch kết hợp mật ong, hấp cơm cho trẻ bị ho uống. Nếu bị mụn nhọt, trạm thương trầy xước, bạn cũng có thể dùng tinh dầu vỏ quýt, chanh, bưởi xịt vào vết thương cũng có tác dụng sát khuẩn, lên da non nhanh.

Chỉ xác (quả chấp): Vị đắng, tính bình, không độc, có tác dụng sát khuẩn đường ruột, trừ bệnh lỵ, long đờm, hạ khí, thanh phế, làm đỡ đau, phá hòn cục.

Ma hoàng: Vị cay, đắng, tính ôn vào 4 kinh: tâm, đại tràng, bàng quang và phế. Ma hoàng có tác dụng trong việc phá tích tụ, long đờm, khử ho, tăng cường khả năng miễn dịch. Tuy nhiên không dùng đối với những người suy tim, người phổi nóng, , phụ nữ khí hư nhiều

Hương phụ (củ cỏ gấu): Tính hơi hàn, không độc, khai uất, lợi tam tiêu làm cho người khoan khoái, dễ chịu.

Tô diệp (lá tía tô): Giúp cơ thể “phát hãn giải biểu” hạ sốt và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể qua đường mồ hôi.

Trên đây là những vị thuốc có dược tính sát khuẩn đường hô hấp cao, đặc biệt không độc, an toàn, hiệu quả và dễ mua tại các nhà thuốc, bệnh viện Y học cổ truyền. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn vẫn đến gặp các bác sĩ, y sĩ y học cổ truyền uy tín để được thăm khám và điều trị hiệu quả nhất.

 

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop