Y học cổ truyền trị táo bón, báng nước bằng ba đậu

Y học cổ truyền trị táo bón, báng nước bằng ba đậuTheo y học cổ truyền, ba đậu vị cay, tính nhiệt, độc nhiều; vào kinh vị và đại tràng; có tác dụng trị táo bón, báng nước, chỉ tả sát trùng, chàm ghẻ lở loét,...

Theo y học cổ truyền, ba đậu vị cay, tính nhiệt, độc nhiều; vào kinh vị và đại tràng; có tác dụng trị táo bón, báng nước, chỉ tả sát trùng, chàm ghẻ lở loét,...

Y học cổ truyền trị táo bón, báng nước bằng ba đậu

Ba đậu có tác dụng chữa táo bón, báng nước rất hiệu quả

Ba đậu là vị thuốc như thế nào?

Ba đậu còn được gọi với các tên khác như mãnh tử nhân, mắc vát, giang tử, lão dương tử, ba nhân; là hạt chín già khô của cây ba đậu (Croton tiglium L.), thuộc họ thầu dầu (Euphorbiceae). Theo các nghiên cứu hiện đại, ba đậu chứa dầu, glucozid (crotonozit), chất protien, albuminoza (crotin) rất độc, có alcaloid độc gần giống rixinin trong hạt thầu dầu…

Dưới góc nhìn của y học cổ truyền, ba đậu vị cay, tính nhiệt, độc nhiều; vào kinh vị và đại tràng; là loại thảo dược có tác dụng tháo nước, ôn thông hàn tích, tiêu thũng; chỉ tả sát trùng. Hiệu quả trong điều trị các chứng bụng nước cổ trướng, táo bón do hàn tích, phế ung, đàm tắc hầu tý, tiêu chảy kéo dài do hàn, chàm ghẻ lở loét (ác sang giới tiên), ung nhọt sưng.

Người bệnh khi sử dụng đậu ba cần lưu ý liều dùng chỉ từ khoảng 0,16g - 0,47g. Đặc biệt, ba đậu thuộc nhóm thuốc độc bảng A, do đó khi chế biến và sử dụng cần thực hiện đúng quy chế thuốc độc của Bộ Y tế. Trong Y học cổ truyền, cách chế ba đậu trong “Phương pháp bào chế Đông dược - Viện Đông y Trung ương”: Bỏ vỏ, giã cho nhỏ, bọc giấy bản, ép, thay giấy bản, lại ép đến khi nào dầu không thấm ra nữa thì thôi, sao qua cho vàng (ba đậu sương); liều dùng 0,02g - 0,05g/ngày. Đối với loại ép hết dầu rồi sao đen, gọi là “hắc ba đậu”; liều dùng có thể đến 1g/ngày.

Trong trường hợp đã uống ba đậu rồi mà vẫn không đại tiện được thì ăn ăn thêm cháo loãng nóng. Nếu vẫn không được thì ăn cháo loãng nguội. Các y sĩ y học cổ truyền TPHCM cũng lưu ý, nếu ngộ độc, dùng hoàng liên, đỗ xanh đun sắc uống để giải độc.

Bài thuốc y học cổ truyển trị bệnh có ba đậu

Ba đầu có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh được người xưa khám phá và áp dụng trong nhiều bài thuốc. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc trị bệnh có ba đậu cụ thể như sau:

Y học cổ truyền trị táo bón, báng nước bằng ba đậu

Trở thành Y sĩ Y học cổ truyền tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn

Bài thuốc trị tháo nước tiêu thũng

Là bài thuốc dùng khi bụng thuỷ thũng. Người bệnh có thể áp dụng một trong hai bài thuốc sau:

Bài 1: Hoàn ba giáng: ba đậu 12g (bỏ dầu), giáng phàn 63g. Hai vị làm thành hoàn. Mỗi lần uống 1g - 2g, ngày 1 lần. Trị bệnh sán máng (Schistosomiase) thời kỳ cuối, bụng có nước.

Bài 2: Ba đậu, hạnh nhân, liều lượng bằng nhau, làm thành hoàn. Mỗi lần uống 0,4g - 0,8g, chiêu với nước đun sôi. Trị thuỷ thũng. Tuy nhiên người bệnh cần đặc biệt lưu ý: trong quá trình dùng thuốc tuyệt đối không được uống rượu.

Ôn trường, thông tiện

Dùng trong trường hợp tỳ hàn không vận, thức ăn tích trệ không tiêu, bí đại tiện. Lúc này người bệnh cần dùng bài Hoàn tam vật bị cấp: ba đậu (bỏ vỏ và dầu), đại hoàng, gừng khô, liều lượng bằng nhau. Đem các vị nghiền chung thành bột, luyện với mật làm hoàn. Mỗi lần uống 0,8g - 1,2g, chiêu với nước đun sôi. Bài thuốc y học cổ truyền trên có tác dụng trị táo bón, thổ gấp, ngực bụng trướng đau, cấm khẩu, đột nhiên ngã lăn quay.

Bài thuốc trị viêm niêm mạc dạ dày, đau bụng

Bên cạnh những tác dụng trên, các Y sĩ y học cổ truyền Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết còn có công dụng trong việc trị niêm mạc dạ dày, đau bụng. Người bệnh có thể áp dụng một trong những bài thuốc sau:

Bài 1: ba đậu sương 0,5g, nhục quế 3g, trầm hương 2g, đinh hương 3g. Tán bột. Mỗi lần uống 0,5 - 1g với nước ấm.

Bài 2: ba đậu sương 1g, cát cánh 3g, bối mẫu 3g. Tán bột trộn đều. Mỗi lần uống 0,2g với nước ấm.

Có thể thấy, ba đậu có rất nhiều công dụng trong việc điều trị các loại bệnh khác nhau. Tuy nhiên đây là dược liệu chứa albuminoza (crotin) rất độc và alcaloid độc nên người thể hư, phụ nữ có thai không được uống. Ba đậu sợ khiên ngưu. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn có thể đăng ký học Trung cấp y học cổ truyền với thời gian đào tạo ngắn hạn không chỉ giúp bản hiểu rõ bản chất của cây ba đậu mà còn nhiều các loại thảo dược khác.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop