YHCT điều trị nhức đầu do ngoại cảm như thế nào?

YHCT điều trị nhức đầu do ngoại cảm như thế nào?Theo YHCT, nếu đau đầu đột ngột và kéo dài vài ngày là do ngoại cảm và để điều trị hiệu quả nhức đầu do ngoại cảm phải lấy khu phong tán tà là chính.

Theo YHCT, nếu đau đầu đột ngột và kéo dài vài ngày là do ngoại cảm và để điều trị hiệu quả nhức đầu do ngoại cảm phải lấy khu phong tán tà là chính.

YHCT điều trị nhức đầu do ngoại cảm như thế nào?

Các bài thuốc y học cổ truyền chữa nhức đầu do ngoại cảm hiệu quả

Nhức đầu là một triệu chứng hay gặp của rất nhiều bệnh. Nếu không phân biệt được bản chất sẽ rất khó để xác định bệnh và điệu trị hiệu quả. Trong Y học cổ truyền nêu rõ, nếu đau đầu đột ngột và kéo dài vài ngày là do ngoại cảm; nếu khi đau khi không và đau âm ỉ là nội thương. Trong đó, đau đầu do ngoại cảm phần lớn là thực chứng nên phải lấy khu phong tán tà là chính (khu phong thanh nhiệt, khu phong tán hàn, khu phong táo thấp). Y sĩ y học cổ truyền TPHCM sẽ giới thiệu một số bài thuốc trị đau đầu do ngoại cảm mà bạn có thể tham khảo để áp dụng.

Bài thuốc điều trị nhức đầu do ngoại cảm theo YHCT

Căn cứ theo nguyên nhân của bệnh mà các thầy thuốc y học cổ truyền sẽ có những bài thuốc tương ứng để điều trị đau đầu do ngoại cảm hiệu quả. Cụ thể:

Đau đầu do phong nhiệt

Biểu hiện: Đau đầu, khát nước, sợ gió, đau cổ họng, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác. Phương pháp điều trị: Sơ phong, thanh nhiệt. Người bệnh có thể áp dụng một trong những bài thuốc sau:

Bài 1: Tang cúc ẩm gia vị: tang diệp 10g, lô căn 10g, cúc hoa 6g, liên kiều 6g, bạc hà 4g, cam thảo 4g; cát cánh, hạnh nhân, hoàng cầm, chi tử mỗi vị 8g. Sắc uống.

Bài 2: Xuyên khung 3g, lá chè 6g. Đun sôi 5-10 phút; gạn nước, uống trước bữa ăn.

Bài 3: Thanh không cao gia vị (Lý Đông Viên): khương hoạt (sao rượu), phòng phong, hoàng liên (sao rượu), sài hồ, xuyên khung mỗi vị 4g; thạch cao 8g, chích  thảo 6g, tri mẫu 6g, hoàng cầm (1 nửa sao rượu) 12g. Sắc uống.

Đau đầu do phong hàn

Biểu hiện: Người bệnh sợ lạnh, đau đầu, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, mạch phù khẩn, không khát nước, rêu lưỡi trắng mỏng. Phương pháp điều trị: sơ phong tán hàn. Người bệnh có thể sử dụng bài thuốc theo hướng dẫn trong tài liệu giảng dạy Trung cấp Y học cổ truyền của Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn như sau:

Bài 1: Xuyên khung trà điều tán: bạc hà 16g, xuyên khung 8g, kinh giới 8g, bạch chỉ 4g, khương hoạt 4g, phòng phong 3g, tế tân 2g đem tán bột. Ngày uống 24g, uống với nước trà, sau bữa ăn 1-2 giờ sẽ góp phần điều trị đau đầu, nửa đầu đau do phong hàn.

Bài 2: Tiểu sài hồ thang gia giảm: đảng sâm 24g, sài hồ 12g, bán hạ 12g, hoàng cầm 8g, đại táo 8 quả, cam thảo 6g, sinh khương 5 lát. Tất cả dược liệu này đem sắc uống.

Tác dụng: Trị đau đầu do phong hàn đã truyền vào thiếu dương (ngực sườn đầy tức, buồn nôn hoặc hồi hộp, nóng rét vãng lai, không muốn ăn, tâm phiền, tiểu tiện không lợi).

Bài 3: Chuẩn bị: tử tô, bạc hà, bạc chỉ, hành tăm mỗi vị 10g; gừng sống 6g. Sắc 1 lần chia 2 lần uống sau khi ăn. Trẻ em chia uống 3 - 4 lần. Ngoài ra người bệnh có thể tán giập, hãm trong phích cho uống.

YHCT điều trị nhức đầu do ngoại cảm như thế nào?

Tuyển sinh Trung cấp Y học cổ truyền học ngoài giờ hành chính

Đau đầu do phong thấp

Biểu hiện: nhức đầu, sợ gió, mỏi mệt, lồng ngực buồn bực, rêu lưỡi trắng trơn, ướt, mạch phù hoãn là thiên về hàn; rêu lưỡi vàng nhờn, mạch nhu sác là thiên về nhiệt. Phương pháp điều trị là khu phong hóa thấp.

Người bệnh có thể dùng một trong những bài thuốc Y học cổ truyền sau:

Bài 1: Chuẩn bị: thổ phục linh 16g, quả quan âm 16g, gừng tươi 6g; bạch chỉ, trần bì, cam thảo đất, bán hạ chế mỗi vị 12g. Trường hợp thiên về hàn có thể thêm ngải cứu 10g, hành 10g; nếu thiên về nhiệt, thêm cúc hoa 10g, chi tử 10g. Sắc các vị với 600ml nước, lấy 300ml, chia uống ngày 2 lần. Riêng trẻ em sẽ tùy từng tuổi chia uống 3 - 4 lần. Có thể tán giập, hãm trong phích cho uống.

Bài 2: Khương hoạt thắng thấp: độc hoạt, cảo bản, phòng phong, mạn kinh tử mỗi vị 12g; xuyên khung 8g, khương hoạt 8g; cam thảo 5g. Sắc uống.

Bài 3: Thanh chấn thang hợp phổ tế tiêu độc ẩm: huyền sâm, thương truật, nhân sâm mỗi vị 12g; cát cánh, thăng ma, sài hồ, cam thảo mỗi vị 8g; bản lam căn, liên kiều, mã bột, ngưu bàng tử mỗi vị 4g; bạch cương tằm 3g, trần bì 3g, bạc hà 6g, hoàng cầm 20g, hoàng liên 20g. Sắc uống.

Bài thuốc Thanh chấn thang hợp phổ tế tiêu độc ẩm trong y học cổ truyền được các Y sĩ Y học cổ truyền TPHCM áp dụng có tác dụng trị đau đầu do phong thấp nhiệt độc thượng xung (đầu mặt nổi hạch hoặc sưng đỏ đau, đau đầu như búa bổ, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch huyền hoạt).

Trên đây là những bài thuốc trị nhức đầu do ngoại cảm được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Dựa theo nguyên nhân gây bệnh mà các thầy thuốc sẽ áp dụng bài thuốc tương ứng. Mặc dù bệnh không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể, giảm hiệu quả lao động, sức khỏe sa sút. Do đó, bạn nên đến cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám và đưa ra phương hướng điều trị đúng bệnh đúng thuốc.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop