3 mức độ của tiêu chảy cấp và cách xử trí khi trẻ mắc bệnh

3 mức độ của tiêu chảy cấp và cách xử trí khi trẻ mắc bệnhTiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài từ ba lần trở lên trong ngày và phân nhiều nước. Vậy khi phát hiện trẻ mắc bệnh tiêu chảy thì gia đình bệnh nhân cần xử lý như thế nào để cho trẻ hết tiêu chảy nhanh nhất?

Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài từ ba lần trở lên trong ngày và phân nhiều nước. Vậy khi phát hiện trẻ mắc bệnh tiêu chảy thì gia đình bệnh nhân cần xử lý như thế nào để cho trẻ hết tiêu chảy nhanh nhất?

3 mức độ của tiêu chảy cấp và cách xử trí khi trẻ mắc bệnh

Trẻ bị tiêu chảy cấp thường do thức ăn vệ sinh kém

Vậy tại sao trẻ lại bị tiêu chảy?

Theo các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, trẻ bị tiêu chảy thường do hai nguyên nhân chính: do thức ăn vệ sinh kém (cho trẻ ăn thức ăn bị ôi thiu, thức ăn không được bảo quản tốt, không rửa tay trước khi ăn, vệ sinh dụng cụ ăn của trẻ không được sạch, không đảm bảo vệ sinh trong quá trình cho trẻ ăn) và do nguyên nhân khác như trẻ bị thiếu men gây rối loạn tiêu hóa, thực hành ăn dặm chưa đúng cách.

Khi bị tiêu chảy trẻ có biểu hiện gì?

Khi bị tiêu chảy trẻ đi cầu nhiều lần trong ngày, phân nhiều nước, mùi tanh hoặc chua, không có máu hoặc mũi lẫn trong phân. Có trường hợp phân tự chảy ra do liệt cơ co thắt hậu môn.

Ngoài ra trẻ có thể có thêm một số triệu chứng như nôn hay biếng ăn.

Làm thế nào để nhận biết được trẻ bị mất nước do tiêu chảy?

3 mức độ mất nước do tiêu chảy cấp mà các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chỉ ra đó là:

Độ 1: Trẻ chỉ khát nước, môi khô, quấy khóc, lượng nước tiểu hàng ngày vẫn bình thường. Ở trẻ nhỏ chưa biết nói trẻ quấy khóc nhiều chỉ khi cho uống nước trẻ mới hết khóc.

Độ 2: Trẻ khát nước nhiều, độ đàn hồi của da kém, lượng nước tiểu hàng ngày của trẻ giảm. Ở trẻ nhỏ thóp trẻ có thể lõm xuống, mắt trẻ trũng, ngủ nhắm mắt không kín, trẻ khóc không có nước mắt.

Độ 3: Ở mức độ này da trẻ nhăn nheo, mắt trũng sâu, môi khô, khát nước nhiều, vật vã, đái ít, trẻ có thể lừ đừ, có khi kích thích vật hoặc li bì, hôn mê hoặc có những cơn co giật.

3 mức độ của tiêu chảy cấp và cách xử trí khi trẻ mắc bệnh

Vậy phải làm gì khi trẻ bị tiêu chảy?

Khi phát hiện ra trẻ bị tiêu chảy, các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn khuyên nên cho trẻ uống bù nước, tốt nhất là Oresol, tùy theo loại Oresol mà bạn có mà bạn pha theo tỷ lệ khác nhau. Cho trẻ uống từ từ từng muỗng một, uống đến khi trẻ hêt khát, sau mỗi lần đi cầu nên cho trẻ uống thêm dung dịch. Nếu trong 24 giờ trẻ không uống hêt dung dịch mà bạn đã pha thì bạn đổ đi pha dung dịch khác vì dung dịch đã pha sẽ bị hỏng.

Một sai lầm thường gặp của các bà mẹ khi nuôi con bị tiêu chảy là chỉ cho bé ăn cháo trắng và không cho trẻ uống nước vì sợ trẻ tiêu chảy nhiều hơn nhưng điều này rất nguy hiểm vì sẽ làm cho trẻ vốn đã mất nước lại càng mất nước trầm trọng hơn.

Trong trường hợp này bạn nên cho trẻ ăn uống bình thường, nếu bạn để trẻ nhịn đói hoặc ăn cháo trắng trẻ sẽ bị hạ đường huyết, cơ thể trẻ bị suy nhược và thiếu ăn dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng

Cho trẻ bú bình thường nếu là trẻ nhỏ, cho ăn những thức ăn lỏng dễ tiêu ở trẻ lớn hơn. Bạn có thể cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Trong giai đoạn trẻ bị tiêu chảy bạn nên giảm tạm thời số lượng sữa động vật hoặc đường lactose trong sữa, không cho trẻ ăn các thức ăn, nước uống làm tăng thêm tiêu chảy như thức ăn thô, thức ăn chứa nhiều đường, chất béo, các loại nước giải khát công nghiệp. Cho trẻ ăn các thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng sữa.., uống và ăn thêm quả tươi để cung cấp các vitamin và muối khoáng.

Còn một sai lầm nữa rất thường gặp là tự ý dùng thuốc kháng sinh. Điều này rất nguy hiểm, phần lớn tiêu chảy của trẻ là do virus nên sử dụng kháng sinh hoàn toàn vô ích mà còn làm cho trẻ mệt thêm. Do vậy bạn chỉ nên dùng kháng sinh cho trẻ khi có chỉ định của bác sĩ.

Ông bà ta đã nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh” vì vậy bạn nên thường xuyên rửa tay cho trẻ nhỏ và dạy trẻ lớn thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi cầm, nắm thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh để phòng tránh bệnh.

Bảo quản thức ăn sạch sẽ, tránh ôi thiu, chế biến thức ăn hợp vệ sinh.

Khi trẻ có một trong các  biểu hiện: sốt, phân trẻ có máu, trẻ nôn nhiều, đi cầu nhiều phân lỏng, khát hoặc rất khát, không tốt lên sau 2 ngày điều trị bạn cần đưa trẻ đến khám ngay tại các cơ sở y tế.

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop