Rối loạn tiêu hóa là một bệnh lý thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Tình trạng này gây đau bụng và thay đổi đại tiện, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bệnh rối loạn tiêu hóa ở người lớn
Theo dõi bài viết dưới đây để được các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ thêm thông tin về bệnh rối loạn tiêu hóa ở người lớn!
THÔNG TIN BẠN CẦN BIẾT VỀ RỐI LOẠN TIÊU HÓA
Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, hệ thống tiêu hoá là một cơ quan rất phức tạp trong cơ thể, trải dài từ miệng đến hậu môn, có nhiệm vụ và hấp thu các chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải ra ngoài.
Về bản chất, rối loạn tiêu hoá là tình trạng thay đổi về chức năng của đại tràng hoặc là tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh vật dẫn đến loạn khuẩn đường ruột, làm rối loạn quá trình hấp thu nước ở ruột già, thay đổi nhu đông ruột, gây ra đau bụng, đi ngoài phân nát.
Hội chứng này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ khiến cơ thể bị mất nước, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như viêm ruột, viêm đại tràng, trĩ, ung thư đường ruột,….
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiêu hóa ở người lớn có thể do:
- Uống nhiều rượu bia: Uống nhiều rượu bia làm mất đi lượng lớn men tiêu hóa, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Niêm mạc ruột bị tổn thương gây ra hội chứng ruột kích thích với các triệu chứng đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa,…
- Lạm dụng kháng sinh: Một số loại thuốc kháng sinh nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.
- Chế độ ăn uống: Việc sử dụng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc có thể gây đau bụng, tiếu chảy hay nhiễm khuẩn đường ruột.
- Bệnh lý: Rối loạn tiêu hóa cũng có thể là biến chứng từ các bệnh như ợ nóng, đau dạ dày, liệt dạ dày, hen suyễn,…
- Mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn: Lợi khuẩn và hại khuẩn tập trung rất nhiều tại đường ruột , trong đó có khoảng 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Nếu sự cân bằng này bị mất đi sẽ khiến hệ miễn dịch bị suy yếu, dễ mắc các bệnh viêm nhiễm và rối loạn tiêu hóa.
Triệu chứng thường gặp
Triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn tiêu hóa ở người lớn bao gồm:
- Rối loạn đại tiện: Thường diễn tiến chậm, nếu không được can thiệp sẽ ngày càng trầm trọng. Người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng từng cơn, đại tiện không đều, tiêu chảy hay táo bón.
- Đau bụng: Thường xảy ra ở vùng bụng dưới bên trái, một số trường hợp khác có thể đau ở nhiều chỗ sau đó lan ra sau lưng.
- Đầy hơi khó tiêu: Chướng bụng, khó tiêu là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh rối loạn tiêu hóa. Người bệnh sẽ bị ợ hơi hoặc đánh rắm liên tục, bụng thường nhỏ vào buổi sáng khi thức dậy sau đó to dần trong ngày. Ngoài ra, rối loạn tiêu hóa còn có triệu chứng ợ hơi, buồn nôn, nôn, đắng miệng, hôi,..
Tâm lý buồn phiền chán, nản, u sầu,… là nguyên nhân khiến cho các triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa kéo dài và chuyển biến nặng hơn.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH RỐI LOẠN TIÊU HÓA Ở NGƯỜI LỚN
Theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện riêng lẻ nhưng cũng có thể xuất hiện cùng lúc, người bệnh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Khi nhận thấy các dấu hiệu trên xuất hiện, hầu như chúng ta đều chủ quan bỏ qua khiến bệnh tiến triển nặng, các cơn đau xuất hiện dữ dội và không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh cần phải đến gặp bác sĩ để tiến hành điều trị.
Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn sử dụng các loại thuốc khác nhau. Tuy nhiên, phương án này chỉ đóng vai trò phụ trong việc điều trị người bệnh nên hạn chế sử dụng:
- Thuốc giảm đau bụng: dicyclomine HCl (Sudopam Tablet), hyoscyamine sulfate (levsin)
- Thuốc chữa tiêu chảy: thuốc cầm loperamide (imodium) hoặc diphenoxylate (lomotil)
- Thuốc chữa táo bón: Thuốc sổ
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH RỐI LOẠN TIÊU HÓA Ở NGƯỜI LỚN
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: Nên ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, soup, canh,… Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin như rau củ, trái cây. Hạn chế các loại thực phẩm bẩn, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ gây kích thích và khó khăn trong quá trình tiêu hóa. (tìm hiểu chi tiết: Bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, kiêng gì)
Không lạm dụng chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá,… là những nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tiêu hóa, bệnh nhân cần hạn chế tối đa trong quá trình điều trị.
Thói quen sinh hoạt khoa học: Thói quen hàng ngày cũng có thể hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa tiến triển: không nằm sau khi ăn, kê cao gối khi đi ngủ,… Thường xuyên tập thể dục giúp nâng cao sức đề kháng và hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn có hại, tăng cường nhu động ruột rất tốt cho quá trình tiêu hóa.
Sử dụng các loại vitamin tổng hợp: Hỗ trợ tăng cường sức để kháng của cơ thể, đẩy lùi vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh.
Giữ tâm lý thoải mái: Căng thẳng, stress kéo dài,… là nguyên nhân khiến chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài và nặng hơn. Người bệnh hãy luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ để hệ tiêu hóa có thể hoạt động thoải mái, hạn chế rối loạn.