Tại thời điểm này, các bậc phụ huynh đang lựa chọn Trường cho con mình nếu như các em không đủ điểm trúng tuyển vào các Trường Đại học Y Dược Thành phố HCM để có thể tiếp nối nghề Y Dược của cha mẹ.
Song không chỉ đơn giản là chọn một nghề để bảo đảm cho cuộc sống mà đó chính là niềm vui, niềm hạnh phúc của hành trình thực hiện ước mơ mà các em theo đuổi.
Nhiều phụ huynh tâm sự, bây giờ việc lựa chọn cho con học ngành nghề gì không chỉ phụ thuộc vào sức hút của trường mà quan trọng là phải tính đến “đầu ra” khi con tốt nghiệp. Chị Mai Hà, làm kế toán tại một công ty về phần mềm, cho biết năm nay con chị thi khối A được 23 điểm. Sau khi tham gia tìm hiểu về thông tin các trường trong Ngày hội Tư vấn tuyển sinh tại Hà Nội mới đây, cháu có ý định đăng ký vào Trường ĐH Kinh tế Quốc dân do cháu thích ngành kinh tế.
Tuy nhiên, sau khi suy đi tính lại, vợ chồng chị thấy nhiều cử nhân kinh tế ra trường một hai năm mà vẫn chưa xin được việc đúng chuyên ngành, gia đình chị chẳng có ai làm trong lĩnh vực này. Vì vậy chọn giải pháp an toàn, vợ chồng chị khuyên con đăng ký vào Trường ĐH Bách khoa với lý do mai sau con có cơ hội về làm việc tại công ty mà mẹ đang làm. Thế nhưng, chị Hà vẫn băn khoăn không biết mình khuyên nhủ, định hướng con như vậy có đúng không?
Nên để con lựa chọn
Bạn trẻ cần biết rằng, khi lựa chọn một nghề nào đó, có nghĩa là bạn đã lựa chọn hướng đi phía trước cho mình. Khi đã lựa chọn một nghề thì không đơn giản là bạn tìm cho mình một công việc, mà đó chính là một ngã rẽ bắt đầu cho hành trình đến với tương lai. Bởi vậy, bạn chính là người phải tìm hiểu để biết được bản thân mình muốn gì. Khi bạn lựa chọn đúng nghề nghiệp bản thân, bạn sẽ có động lực để thực hiện điều mình muốn hướng tới.
Bởi vậy, đừng chạy theo số đông, hoặc trào lưu, mà không chú ý tới năng lực, sở trường, điều kiện và những điểm mạnh, yếu của mình. Trên thực tế nhiều bạn trẻ lựa chọn con đường đại học để lập nghiệp, nhưng có những bạn lại tự lựa chọn cho mình một trường nghề mà xã hội đang cần.
Tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn
TS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu - giảng viên Khoa Tâm lý Giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TPHCM - chia sẻ: Nếu thật sự thương con thì ít nhất cha mẹ cũng nên lắng nghe nguyện vọng của con một chút, nhất là trong những quyết định mang tính cuộc đời của riêng tư, như chọn nghề và chọn bạn đời. Theo quy luật chung, khi con đã lớn, cha mẹ nên học cách chuyển từ vai trò chỉ đạo sang cố vấn. Nếu thấy có gì bất ổn (mà đôi khi chỉ là bất ổn dưới góc nhìn của bố mẹ mà thôi), hãy phân tích thấu đáo cho con hiểu rồi thỏa thuận phương án dung hòa.