Nghề thầy thuốc ngày càng được nâng cao không ngừng, tiến bộ, và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên đạo đức nghề y có còn được người thầy thuốc giữ trong tim?
“Lương y như từ mẫu” – lời dạy ý nghĩa của Bác
“Lương y như từ mẫu” – lời dạy ý nghĩa của Bác
Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta. Bác không chỉ là một người chí sĩ cách mạng mà Bác còn là một người ươm mầm xanh cho cả một đất nước cả một thế hệ tới ngành Y Dược. ”Lương y như từ mẫu” là lời dạy của Bác Hồ tới tất cả đội ngũ cán bộ ngành Y Dược. Là một sinh viên trong ngành đang học tập tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, em thấy lời dạy của Bác thật đúng đắn.
Nghề thầy thuốc được ra đời từ rất sớm ở phương đông và phương tây. Chẳng ai khi sinh ra không phải trải qua quy luật tự nhiên sinh lão mệnh tử, không ai không phải ốm đau và mất đi. Trong khi chúng ta gặp vấn đề khó khăn về sức khỏe thì có nhu cầu khám và chữa bệnh, chính vì vậy nghề thầy thuốc đã ra đời.
Nghề thầy thuốc không chỉ ra đời từ rất sớm mà nó còn ngày một được nâng cao không ngừng tiến bộ khả năng y học. Nó ngày càng phát triển mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật, con người vì thế đã đầu tư vào các thiết bị y học, nghiên cứu ra nhiều loại thuốc khác nhau, các loại thuốc vacxin có thể chữa được các bệnh hiểm nghèo mà trước giờ ta không thể chữa trị.
Vậy ta hiểu câu nói “Lương y như từ mẫu” nghĩa là gì? Theo như chúng ta có thể hiểu rằng lương y là người làm nghề thầy thuốc chữa bệnh cho người khác, sinh ra để cứu đời cứu người. Đã làm nghề thầy thuốc thì ta phải hiểu chỉ cần một chút sơ sót trong ngành nghề của mình có thể dẫn tới mất mạng của người khác. Chính vì vậy làm nghề thầy thuốc vừa phải có tâm vừa phải có tài. Cái tâm ấy cống hiến vào y khoa, cống hiến vào sự nghiệp cứu người, coi tính mạng con người là tất cả.
Cái tài có thể sáng tạo ra nhiều phương pháp chữa bệnh hiệu quả, nhiều loại thuốc để cứu sống tính mạng con người. Cái tài ấy luôn khám phá, tìm tòi, không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, trải nghiệm thực tế, làm thí nghiệm để trau dồi kiến thức nâng cao tay nghề của mình, không bị thụt lùi và tự mình chinh phục được đỉnh cao của y học.
Lương y không chỉ cần ở cái tài mà còn cần ở cái đức. Người làm nghề thầy thuốc được coi như một người mẹ hiền từ luôn quan tâm, chăm sóc bệnh nhân bằng một tình yêu thương bao la, chữa bệnh cho họ một cách nhiệt huyết không vì một lợi ích cá nhân nào. Đó mới thực sự là một thầy thuốc đáng coi trọng.
“Lương y như từ mẫu”thể hiện một tình cảm chân thành mà sâu sắc của chính người làm thầy thuốc đối với bệnh nhân của mình. Câu nói ấy như xuất phát từ tình người từ chính cái tâm trong lòng của người thầy thuốc coi bệnh nhân của mình như chính đứa con bé bỏng cần được mình chăm sóc yêu thương quan tâm. Nếu không quan tâm bỏ mặc họ, chỉ cần một chút sơ xót có thể sẽ gây ra những cái mất mát đau thương không đáng có.
Soi xét vào thực tế của nước Việt Nam ta, từ thời xa xưa, chính danh y Tuệ Tĩnh là người sáng lập nên nền y học Việt Nam. Hay danh y Lê Hữu Trác tự là Hải Thượng Lãn Ông là tác giả của bộ sách nghiên cứu y học Việt Nam đồ sộ “Hải thượng y tông tâm tĩnh”. Bên cạnh đó, không thể không kể đến Thái y lệnh họ Phạm Hồ Nguyên Trừng nổi tiếng là thầy thuốc có tâm cứu người không màng danh lợi.
Họ chính là một tấm gương sáng để mọi người học tập và noi theo.
Có phải người thầy thuốc nào cũng giữ vững đạo đức nghề y?
Đạo đức nghề y luôn được quan tâm hàng đầu
Tuy nhiên, có một số ít người làm nghề thầy thuốc không vì mục đích cứu người mà vì nghề này dễ kiếm tiền có thể tăng mức thu nhập cao hơn so với các ngành nghề khác. Chính vì những suy nghĩ này, họ trở nên vô tâm, không chú ý đến tình hình sức khỏe của bệnh nhân, lơ là họ. Thậm chí, họ còn làm việc thiếu tập trung, khi thực hiện những ca mổ nguy hiểm, còn có những người quên dao mổ hay mổ nhầm, mổ sót…đều này thật đáng buồn biết bao!Điều này đã ảnh hưởng đến mặt y đức trong nghề thầy thuốc. Vì vậy, ta cần phải đẩy lùi mọi điều tiêu cực trong ngành y dược.
Quan điểm của Bác về y đức đối với người thầy thuốc được thể hiện rất rõ trong các bức thư của Người gửi Hội nghị cán bộ y tế vào các năm 1953. Và tại hội nghị Y tế ngày 27/2/1955, Bác đã gửi thư “góp vài ý kiến” để các đại biểu thảo luận. Bức thư thể hiện một cách toàn diện hệ thống tư tưởng của Người về y đức. Người nhấn mạnh: “Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô các chú. Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khỏe cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn như mình đau đớn. Lương y phải như từ mẫu, câu ấy nói rất đúng”, và từ đó, chính ngày này đã trở thành “Ngày truyền thống Thầy thuốc Việt Nam”. “Ngày truyền thống Thầy thuốc Việt Nam”ngày để tôn vinh những người thầy thuốc đáng quý đáng coi trọng.
Câu nói “Lương y như từ mẫu”hoàn toàn đúng đắn nhằm nhắn nhủ với mọi thầy thuốc hãy làm việc đúng chuẩn mực đạo đức, phải luôn quan tâm, chăm sóc tới bệnh nhân của mình.
Nơi thắp lên ngọn lửa ước mơ
Là một sinh viên được học tập trong ngôi trường Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn - nơi ươm mầm cho các em trở thành những thầy thuốc sâu y lý – giỏi y thuật – giàu y đức, em cảm thấy vô cùng hãnh diện và rất vui khi được học ở ngôi trường mà em mơ ước. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thế mà đã một năm em gắn bó với Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn. Một năm - một chặng đường chưa phải là dài nhưng cũng đủ để em cảm nhận được những gì tốt đẹp nhất dưới mái trường này. Với em, mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Chính nơi đây đã thắp lên trong em ngọn lửa, ước mơ cháy bỏng không ngừng và lý tưởng sống để học tập và rèn luyện, tiếp thu nhiều kiến thức để em vững bước vào con đường học tập tiếp theo.