Con đường tôi chọn là trở thành Dược sĩ cứu chữa người bệnh

Con đường tôi chọn là trở thành Dược sĩ cứu chữa người bệnhMỗi người có một lựa chọn và con đường của riêng mình, và con đường mà tôi chọn chính là trở thành một Dược sĩ Y Dược giỏi có thể cống hiến hết mình vì xã hội.

Mỗi người có một lựa chọn và con đường của riêng mình, và con đường mà tôi chọn chính là trở thành một Dược sĩ Y Dược giỏi có thể cống hiến hết mình vì xã hội.

Ước mơ của tôi là trở thành Dược sĩ cứu chữa người bệnh

Ước mơ của tôi là trở thành Dược sĩ cứu chữa người bệnh

Ước mơ mà tôi đang theo đuổi

Ai trong cuộc sống cũng có ước mơ, hoài bão và kỳ vọng của riêng của mình và con đường tôi chọn chính là trở thành Dược sĩ Y Dược chữa bệnh cứu người.Riêng tôi là một sinh viên chọn ngành dược, khi tìm hiểu về nó tôi thấy nó là một ngành khó khăn và đòi hỏi những kỹ năng về mặt thực hành cũng như lý thuyết, và nhiều hơn thế nữa. Nhưng khi được tiếp xúc với lĩnh vực Y Dược, tôi cảm thấy rất mới lạ và thú vị vì đó là “Con đường tôi chọn” bởi lẽ cũng chẳng phải tôi thích ngành này hay do gia đình bắt buộc gì.

Nhưng khi đến với dược, tôi cảm thấy bản thân mình thay đổi hẳn ra, nào là về mặt giao tiếp, cách ứng xử đồng thời tư duy nâng cao hơn và tôi đã quyết định chọn Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn là nơi tôi gửi gắm tình cảm và niềm tin sẽ đưa tôi đến thành công trở thành nhân viên Y Dược giàu y đức.

Hành trình đi tới ước mơ

Bước chân vào cổng Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn tôi cảm giác mình là một con người mới, được giao tiếp, hòa nhập với đám đông sinh viên đồng thời giúp chúng tôi khắn khít, gắn bó, vui vẻ với nhau hơn trong những giờ thực hành, các bạn sinh viên cùng nhau bàn luận sôi nổi, tích cực,  học hỏi tìm tòi những tên thuốc, pha hóa chất, những giờ giải phẩu sinh lý khó nhằn nhưng mang lại cho tôi cảm giác tuyệt vời.

Trở thành thầy thuốc chữa bệnh cứu người sẽ phải chịu nhiều hy sinh mất mát

Trở thành thầy thuốc chữa bệnh cứu người sẽ phải chịu nhiều hy sinh mất mát

Với tôi từng công việc của đội ngũ thầy thuốc chịu rất nhiều hy sinh mất mát nhưng vẫn chưa được xã hội nhìn nhận một cách đúng đắn, đánh giá một cách khách quan những đóng góp của ngành y tế đối với xã hội. Tuy rằng trong thực tế, ở đâu đó còn có người than phiền về y đức của thầy thuốc, về sự tắc trách thiếu tinh thần trách nhiệm của cơ sở y tế nào đó, nhưng đó chỉ là con số ít, không thể làm phai mờ những thành tích đáng tự hào mà ngành Y tế nước ta đã đạt được. Với tôi đội ngũ thầy thuốc không đơn thuần chỉ là nghề để kiếm sống, mưu sinh mà là nghề thực hiện sứ mệnh thiêng liêng là cứu người “từ tay tử thần”, đó là một chặng đường dài đầy gian khổ và một đức hy sinh vô bờ bến của họ. Trong tôi, họ như những ngọn nến luôn cháy hết mình cho sự sống của con người, xứng đáng với lời khen ngợi, động viên của nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng.

Họ là những con người tuyệt vời và hình ảnh về những con người khoác trên mình chiếc áo blouse cũng thật đáng quý. Ở đó bạn sẽ thấy, thế giới ngành Y thật rộng lớn và mỗi người bệnh, bác sĩ, Điều dưỡng, Dược sĩ,…là những mảnh ghép tạo nên những bài học, câu chuyện đáng để trân trọng và suy ngẫm.

Ngành nghề nào cũng cần phải có đạo đức

Trong xã hội loài người, ngành nghề nào cũng đòi hỏi phải có đạo đức mà người ta thường gọi là “đạo đức nghề nghiệp”. Ngành y là một ngành có liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của con người. Mà sức khoẻ, tính mạng của con người là vốn quý nhất, nên đòi hỏi người làm việc trong ngành y cũng phải có những phẩm chất đặc biệt. “Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội“. Như vậy, đạo đức của ngành Y, hay nói cách khác Y đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi và mối quan hệ giữa thầy thuốc với bệnh nhân và với đồng nghiệp.

Y đức hình thành và phát triển cùng với lịch sử y học và xã hội. Ngay từ những năm đầu xây dựng đất nước, trên cương vị người lãnh đạo, chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm đặc biệt tới sự phát triển của nền y tế nước nhà, nhất là trong vấn đề y đức của người thầy thuốc. Quan điểm y đức của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ tư tưởng nhân văn cao cả và đạo đức cách mạng, biểu hiện rõ nét ở tình yêu thương con người sâu sắc. Người nói “phải yêu thương chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn, “Lương y phải như từ mẫu…”

Để trở thành một dược sĩ tốt em cần phải thực hiện tố nhiệm vụ của mình:

  1. Bệnh nhân đến tiếp đón niềm nở, khi về dặn dò ân cần, lúc ở phải tận tình chăm sóc”.
  2. Dược sĩ phải chăm chỉ, nhiệt tình lao động, luôn sẵn sàng, chủ động trong công việc của mình.
  3. Dược sĩ phải thận trọng, cảnh giác trước các trường hợp coi là bệnh nhẹ, bình thường, giản đơn.
  4. Dược sĩ phải luôn giữ gìn phẩm giá, danh dự nghề nghiệp của mình.
  5. Dược sĩ phải là người có tính sáng tạo trong nghề nghiệp.
  6. Trong công việc và đời sống hàng ngày, phải luôn thật thà, đoàn kết, phải biết kính trọng tiền bối, tôn trọng và giúp đỡ đồng nghiệp, cầu thị, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
  7. Khi mắc lỗi hay thiếu sót phải tự giác nhận trách nhiệm, không đổ lỗi cho đồng nghiệp.
  8. Tích cực tham gia tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh, cứu chữa người bị nạn, ốm đau tại cộng đồng, gương mẫu thực hiện nếp sống văn mình, giữ gìn vệ sinh chung.

Con đường tôi chọn sẽ không bằng phẳng. Nhưng tôi tin vào khả năng của mình, tôi có thể trở thành một bác sĩ mang lại niềm tin và hạnh phúc cho nhiều người.Vì vậy chúng ta cần phải sống có ước mơ và mục tiêu của mình để đạt được thành công trong công việc cũng như học tập. Sống một cuộc sống đúng nghĩa của người thành đạt, để thực hiện mục tiêu tôi đặt chọn niềm tin vào Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn là nơi tôi đã gửi gắm ước mơ và mục tiêu sống của tôi.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop