Hai điều kiện bắt buộc phải có của người hành nghề Y Dược

Hai điều kiện bắt buộc phải có của người hành nghề Y DượcY đức và Y thuật là 2 điều kiện không thể tách rời với mỗi người thầy thuốc. Bởi đây là nghề liên quan đến tính mạng con người nên người hành nghề y phải có chuyên môn giỏi và phải có tấm lòng thương yêu người bệnh

Y đức và Y thuật là 2 điều kiện không thể tách rời với mỗi người thầy thuốc. Bởi đây là nghề liên quan đến tính mạng con người nên người hành nghề y phải có chuyên môn giỏi và phải có tấm lòng thương yêu người bệnh

Y đức và Y thuật là 2 điều kiện bắt buộc phải có đối với người hành nghề Y Dược

Y đức và Y thuật là 2 điều kiện bắt buộc phải có đối với người hành nghề Y Dược

Khi nói về y đức ở nước ta, câu nói được trích dẫn nhiều nhất là “Lương y như từ mẫu”. Từ lâu, “lương y như từ mẫu” được xem là cốt lõi của đạo đức của nghề y, bởi vì nghề y là nghề rất đặc biệt. Học tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn các thầy cô luôn nhắc nhở chúng tôi rằng: “Không có nghề nào nhân đạo bằng nghề cứu người, không có nghề nào vô nhân đạo bằng nghề y thiếu đạo đức. Nghề y mà thiếu đạo đức thì đúng là chỉ có chết người”. Y đức nghề y rất quan trọng, chúng tôi phải rèn luyện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

“Lương y như từ mẫu” đáng lẽ phải hiểu: “Thầy thuốc giỏi (lương y) giống y như mẹ hiền (từ mẫu)”. Thế mà thời gian qua, nhiều người lại hiểu một cách thiếu sót: “Thầy thuốc (không có chữ giỏi) như mẹ hiền” tức chỉ nhấn mạnh vế “mẹ hiền” mà quên mất vế “thầy thuốc giỏi”.

Có người biện luận cho sự hiểu thiếu sót của mình là do chữ “lương y” được dùng đại trà để chỉ người thầy thuốc bình thường của ngành y học cổ truyền. Đúng là ta thường gọi thầy thuốc y học cổ truyền hay thầy thuốc đông y là lương y và lương y này có khi không hẳn là thầy thuốc giỏi.

Có người cho rằng “lương y như từ mẫu” nên xem là một cách ví von về từ ngữ, nhưng ý nghĩ thì khó phù hợp với y học hiện đại dựa vào nguyên lý của y học thực chứng. Bởi vì khi nói “từ mẫu” là đặt vị trí của người thầy thuốc vào vai trò của người mẹ, gián tiếp xem người thầy thuốc là gia trưởng, là cấp trên. Người mẹ dù hiền như thế nào cũng có thể ra lệnh cho con, thậm chí dùng roi vọt để thể  hiện quyền hạn.

Nói theo triết lý nhà Phật, người hành nghề y phải có từ bi và trí tuệ. Nếu từ bi mà không có trí tuệ là từ bi mù và trí tuệ mà không có từ bi thì đó là trí tuệ ác. Giống như con chim đại bàng muốn bay cao phải có hai đôi cánh, người thầy thuốc muốn hành nghề tốt phải luôn có hai điều kiện là phải giỏi và phải thương người.

Bởi vì nghề y là nghề liên quan đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của con người nên người hành nghề y phải là thầy thuốc có chuyên môn giỏi đồng thời phải có tấm lòng thương yêu, tận tụy phục vụ người bệnh. Nói một cách ngắn gọn là người thầy thuốc phải có tâm và có tầm.

Mỗi người thầy thuốc cho dù ở cương vị nào cũng phải thực hiện tốt các yếu tố cần thiết của một nhân viên Y Tế. Trong khi thực hành, phải luôn thực hiện là một người có trí tuệ, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, lấy người bệnh làm trung tâm, xay dựng một công tác lành mạnh, khắc phục những tiêu cực trong quan hệ giữa thầy thuốc với bệnh nhân. Vì vậy các trung tâm đào tạo luôn quan tâm nâng cao chất lượng chuyên môn bằng nhiều hình thức: gửi đi đào tạo chuyên sâu, thực hiện tốt phương châm “trên bồi dưỡng dưới”. Tổ chức nhiều buổi hội thảo, rút kinh nghiệm để bồi dưỡng trao đổi, chuyển giao kĩ thuật y học tại chỗ.

Câu “lương y như từ mẫu” hay “thầy thuốc giỏi phải giống như mẹ hiền” chính để nhấn mạnh một trong hai điều kiện phải có của người thầy thuốc. Nếu thầy thuốc giỏi mà không có tấm lòng của người mẹ hiền thì khác gì chim đại bàng còn có một cánh, làm sao bay cao được. Hay người thầy thuốc có lòng thương người bệnh nhưng tay nghề quá yếu, không nắm vững chuyên môn thì có khi trở thành kẻ hại người một cách vô tình, thậm chí kẻ sát  nhân không chủ ý vì vậy chúng ta phải chú tâm chuyên môn vào công việc, hết sức thận trọng về tính mạng của người bệnh

Trong thời gian học tập tôi sẽ cố gắng trau dồi y thuật và y đức

Trong thời gian học tập tôi sẽ cố gắng trau dồi y thuật và y đức

Khi theo học Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, tôi sẽ không ngừng tu dưỡng rèn luyện y đức nâng cao ý thức tổ chức kỉ luật, hết lòng phục vụ người bệnh theo lời bác Hồ "lương y như từ mẫu ". Gương mẫu, đoàn kết với nhau trong học tập rèn luyện, để học tập các cán bộ y tế thầy thuốc đi trước, đoàn kết và sẵn sàng chia sẻ cảm thông với người bệnh để thực hiện được những điều qui định của bộ y tế, của bệnh viện, của nhà trường.

Tại ngôi trường Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, đội ngũ các thầy cô giáo giỏi và luôn tâm huyết với các học viên. Trường có các phòng học với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, tiên tiến cần thiết phục vụ cho chuyên môn giảng dạy và học tập của các học viên. Ngoài giảng dạy trên lớp các thầy cô còn tổ chức những buổi hoạt động ngoại khóa tại các khoa dược của bệnh viện, đến thăm một số khu sản xuất thuốc của nhà máy chế biến thuốc. Tại trường, tôi được các thầy cô giáo tận tình chỉ dậy từ các kiến thức chuyên môn cho đến y đức ngành nghề. Tôi rất vui và cảm thấy may mắn khi đã lựa chọn theo học tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn - nơi tôi gửi gắm niềm tin và tình cảm sẽ đưa tôi tới thành công trên con đường trở thành nhân viên y dược vững vàng kiến thức và giàu lòng y đức.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop