Là người thầy thuốc vừa phải có Tâm vừa phải có Tầm

Là người thầy thuốc vừa phải có Tâm vừa phải có TầmSau khi học Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn được thầy cô dìu dắt và hướng dẫn tôi đã nhận ra rằng làm thầy thuốc phải có cả tâm và tầm.

Sau khi học Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn được thầy cô dìu dắt và hướng dẫn tôi đã nhận ra rằng làm thầy thuốc phải có cả tâm và tầm.

Là người thầy thuốc có tâm

Là người thầy thuốc có tâm

“Không có nghề nào nhân đạo bằng nghề cứu người”

Là sinh viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, tôi nhận ra rằngTrong cuộc sống, con người ta nuôi dưỡng ước mơ, luôn mong muốn chọn được nghành nghề phù hợp mà mình yêu thích và tôi cũng vậy, tôi chọn nghề y đức. Y đức là phải thực sự yêu nghề và có cái tâm trong sáng. Trong nghành y, câu nói khá quen thuộc và phổ biến nhất mà được chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy đó chính là “Lương y như từ mẫu”. Từ lâu, “Lương y như từ mẫu” được xem là cốt lõi của đạo đức của nghề y, bởi vì nghề y là nghề rất đặc biệt. Đúng như danh sư nước ta là Hải Thượng Lãn Ông, Lê Hữu Trác từng nói: “Không có nghề nào nhân đạo bằng nghề cứu người, không có nghề nào vô nhân đạo bằng nghề y thiếu đạo đức”.

Thật vậy, nghề y mà thiếu đạo đức thì đúng là chỉ có chết. Nghề y là một nghề thuốc đặc biệt liên quan đến sức khỏe thậm chí liên quan tới cả tính mạng con người nên nghề y phải là một người thầy thuốc đồng thời phải có chuyên môn cao, phải có tấm lòng bao dung, yêu thương, tận tụy phục vụ người bệnh. Nói tóm lại là người thầy thuốc phải vừa có “Tâm” và phải vừa có “Tầm”. Nghề y là một nghề đặc biệt, một lỗi lầm hay thiếu sót dù là nhỏ nhất lại có thể gây ra tác hại lớn cho sức khỏe con người. Khi đã tự nguyện đứng vào hàng ngũ y tế thì phải thật nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ, phải có lương tâm và trách nhiệm cao cả, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất của một người thầy thuốc.

Lương y như từ mẫu

“Lương y như từ mẫu” như chúng ta đã biết “Lương y” ở đây có là chỉ người thầy thuốc, còn “Từ mẫu” là chỉ người mẹ, cả câu có nghĩa là “Thầy thuốc như mẹ hiền”. Đây chính là một phương châm khích lệ người thầy thuốc chăm sóc cho người bệnh với tinh thần tận tụy chu đáo như một người mẹ ruột chăm lo cho con cái của mình. Đây chính là để cho hai vế bổ trợ cho nhau. Nếu như người thầy thuốc giỏi mà không có đạo đức, không có tấm lòng bao dung nhân ái như một người mẹ hiền thì chẳng khác gì thiên tài thiếu một cánh tay phải, ngược lại hay thầy thuốc có tấm lòng thương người bệnh nhưng tay nghề còn yếu ớt không nắm vững chuyên môn thì lại chẳng khác nào là kẻ hại người một cách vô tình.

Như vậy, ta thấy câu “Lương y như từ mẫu” có một ý nghĩa vô cùng sâu sắc mà Bác Hồ đã để lại cho chúng ta. Bởi lẽ Bác luôn muốn dân ta luôn có đạo đức trong sạch, một cái tâm hướng thiện đặc biệt là đối với người thầy thuốc.

Luôn luôn chăm lo cho bênh nhân

Luôn luôn chăm lo cho bênh nhân

Là một sinh viên đang học trong ngôi trường Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn thì tôi thấy mình vô cùng may mắn và tự hào. Trường có đội ngũ thầy cô giáo giảng dạy vô cùng tận tụy và nhiệt tình vì học sinh.

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đã đào tạo ra những y sĩ, dược sĩ giỏi, đấy là những tấm gương mà nhà trường đã tạo ra để chúng tôi cảm thấy thật cần phải quyết tâm nỗ lực phấn đấu.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop