Để nâng cao Y đức không chỉ là sự hô hào chung chung mà phải nghiên cứu, xem xét và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự sa sút về đạo đức của một số thầy thuốc và nhân viên y tế trong thời gian vừa qua.
Y đức không còn là vấn đề riêng của ngành y tế
Ngày nay,Y đức không còn là vấn đề riêng của ngành y tế, mà là một thành tố của đạo đức xã hội, một trong những truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc. Thực trạng về Y đức hiện nay, một vấn đề đã thu hút sự chú ý của nhiều người, nhiều ngành nghề khác nhau với những quan điểm, nhận thức và thái độ khác nhau.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, ngành y tế cũng không tách khỏi cái chung của toàn xã hội. Cần phải tìm hiểu, xem xét những nguyên nhân xuất phát từ vai trò quản lý nhà nước về y tế, các chính sách, cơ chế của dịch vụ khám chữa bệnh, tác động của các tổ chức xã hội và mỗi người dân đối với ngành nghề, đến những nguyên nhân từ sự chuyển đổi cơ chế nền kinh tế, khả năng đảm bảo mức sống và điều kiện làm việc của người thầy thuốc, để từ đó có thể ngăn chặn kịp thời và hiệu quả sự sa sút đạo đức của một bộ phận không nhỏ những người làm công tác y tế trong giai đoạn hiện nay
Ngành Y tế luôn đòi hỏi một qua trình đào tạo, nâng cao kiên thức nghiệp vụ để đáp ứng công việc. Ngoài các học vi trong hệ thống đào tạo của bộ giáo dục như thạc sĩ và tiên sĩ ngành y tế có thêm các loại hình dạy học và làm việc. Tuy nhiên cho đến nay có lễ chúng ta vẫn chưa có chính sách ưu đãi hợp lý.
Nghề thầy thuốc là một nghề cao quý, bởi dây là nghề chữa bệnh cứu người. Cùng với kiến thức giỏi về nghề, người thầy thuốc phải có lương tâm trách nhiệm trong việc cưu chữa người bệnh,chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Nghề nào cũng cần nâng cao đạo đức nghề nghiệp. Riêng với nghề y, đạo đức đóng vai trò quan trọng hàng đầu, bởi đây là nghề chữa bệnh cứu người. Đại danh y Lê Hữu Trác đã từng nói: ''Đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyền bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cái lo của người, vui cái vui của người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người là niềm vui của mình, không nên cầu lợi kể công''.
Sự quan tâm của toàn xã hội chăm lo nâng cao y đức có vai trò rất quan trọng để người bệnh và gia đình họ biết trân trọng tinh thần và lao động của người thầy thuốc trong khám chữa. Việc tuyên truyền, giáo dục về đạo đức của người thầy thuốc không chỉ dành riêng cho đội ngũ thầy thuốc mà cho cả cộng đồng.
Sinh viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn được rèn luyện y đức ngay từ trên ghế nhà trường
Sau gần một năm theo học tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn tôi đã lấy đó là ước mơ để chắp cánh học tập để thực hiện nhưng nước mơ sau này.Chính bây giờ trong khoảng thời gian học tập tại trường tôi muốn thực hiện ước mơ trở thành một người thầy thuốc. Ở Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn tôi được về cách giao tiếp, học cách hòa đồng, làm việc nhóm và quan trọng hơn là tôi có thể theo các hoạt động của trường tạo ra nhằm giúp đỡ các sinh viên.
Ví dụ như là hoạt động “Hiến máu tình thương mến thương” do nhà trường tổ chức nhằm giúp đỡ cho các bệnh viện đang thiếu máu cần bổ sung thêm để có thể kịp thời cứu chữa những bệnh nhân cần đến máu gấp.
Đối với việc học tập, trong những giờ thực hành các giáo viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn tận tình chỉ dạy và giúp đỡ cho sinh viên biết nhiều hơn về các loại thuốc, cách pha hóa chất, những giờ phải phẫu sinh lý khó khăn.
Biểu tượng của ngành y là chiếc áo blouse, thế nên đối với sinh viên ngành Y Dược khi được khoác trên mình chiếc áo blouse cảm xúc chỉ có hai từ đó là “Tự hào”, tự hào vì từ nay mình có thể giúp đỡ cho các bệnh nhân, tự hào khi từ nay mình cũng có thể chăm sóc sức khỏe cho gia đình mình, người mình yêu quý.
Không chỉ có vậy ngôi Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn dạy tôi rằng “Danh dự của một dược sĩ không phải cứ mặc blouse trắng lên là có thể nói nên được tất cả. Vì khi được vinh dự có được chiếc áo đấy, mỗi người làm nghề Y Dược phải luôn nỗ lực và phấn đấu để xứng đáng với sự vẻ vang của nghề nghiệp”.