Một người thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền

Một người thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiềnNgười thầy thuốc giỏi trước hết là một con người có lương tâm, có y đức. Để có thể trở thành một người mẹ hiền, thì các thầy thuốc, Y Dược sĩ đều phải trải qua một quá trình rèn luyện và học tập, cố gắng phấn đấu, rèn luyện đạo đức, tác phong cũng như là lối sống của mình.

Người thầy thuốc giỏi trước hết là một con người có lương tâm, có y đức. Để có thể trở thành một người mẹ hiền, thì các thầy thuốc, Y Dược sĩ đều phải trải qua một quá trình rèn luyện và học tập, cố gắng phấn đấu, rèn luyện đạo đức, tác phong cũng như là lối sống của mình.

Một người thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền

Một người thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền

­Thư gửi hội nghị cán bộ y tế vào thàng 2 năm 1955 của Bác

Trong "Thư gửi Hội nghị Cán bộ y tế” tháng 2 năm1955, Hồ Chủ tịch đã nhắc nhở nhiệm vụ vẻ vang của người thầy thuốc: "Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khỏe cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”, sau đó người kết luận : “Lương y như từ mẫu”. Như vậy, Bác Hồ đã chỉ rõ mối quan hệ giữa thầy thuốc với bệnh nhân.

Qua câu nói này, ta thấy điều mà bác hồ muốn nhấn mạnh rằng một người thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền. Người thầy thuốc giỏi trước hết là một con người có lương tâm, có y đức. Để có thể trở thành một người mẹ hiền, các thầy thuốc, bác sĩ đều phải trải qua  một quá trình rèn luyện và học tập, cố gắng phấn đấu, rèn luyện đạo đức, tác phong cũng  như là lối sống của mình. Không chỉ cần rèn luyện về đối xử với bệnh nhân cũng như là người nhà bệnh nhân, các y bác sĩ, thầy thuốc đều phải rèn luyện cho mình một nền tảng y học vững chắc. Bởi để trở thành một người lương y ngoài y đức tốt, họ còn cần phải có y thuật tốt. Nếu như không vững chắc tay nghề mà chỉ có y đức thì người đó vẫn chưa được gọi là một người bác sĩ hay thầy thuốc. Còn nếu đã có một nền tảng y thuật tốt mà lại không có y đức, sẵn sàng rời bỏ bệnh nhân để trục lợi thì người đó không  được gọi là lương y. Bởi vậy, ngoài việc nếu cao tinh thần: Lương y như từ mẫu tại các bệnh viện, trạm xá… mọi người còn chú ý đến khẩu hiệu: “sâu y lí - giỏi y thuật – giàu y đức.”

Việt Nam ta đang ngày càng quan tâm đến vấn đề sức khỏe toàn dân, so với trước đây, những thành tựu về y học, chăm sóc về y tế đã có nhiều tiến bộ vượt bậc và đã có những thành tựu nhất định. Theo như  Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Đảng về “Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới” đã khẳng định: Các chỉ số sức khỏe, tuổi thọ bình quân được cải thiện. Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là điểm sáng về thực hiện các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Đạo đức, phong cách, thái độ phục vụ, trình độ chuyên môn của cán bộ y tế được chú trọng, nâng cao... Đời sống của nhân dân ngày càng phát triển, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân ngày càng lớn.

Cùng với đó thì trách nhiệm của các thầy thuốc, bác sĩ cũng lớn dần theo.  Nghị quyết 20 của Đảng đã xác định những mục tiêu cụ thể: Đến năm 2025, tuổi thọ trung bình của người dân khoảng 74,5 tuổi, số năm sống khỏe đạt tối thiểu 67 năm. Đến năm 2030, tuổi thọ trung bình khoảng 75 tuổi, số năm sống khỏe đạt tối thiểu 68 năm. Phấn đấu trên 95% dân số được quản lý sức khỏe, 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm. Tỷ lệ hài lòng của người dân với dịch vụ y tế đạt trên 90%. Cơ bản chấm dứt các dịch bệnh AIDS, lao và loại trừ sốt rét...

Ngành Dược là ngành tôi đã chọn

Ngành Dược là ngành tôi đã chọn

Tôi bắt đầu ước mơ của mình tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn

Để thực hiện được giấc mơ trở thành một lương y, tôi chọn cho mình ngôi Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn. Nơi đây tôi được dạy rằng bác sĩ khám chữa bệnh không phải vì trách nhiệm mà vì tính nhân văn, y học không có căn bệnh mà chỉ có người bệnh, quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân là mối quan hệ rất đặc biệt. đối với người thầy thuốc... muốn vượt qua được những thách thức, trở ngại, ngành y tế phải thẳng thắn nhìn vào những tồn tại, hạn chế, yếu kém, khuyết điểm của mình để quyết tâm khắc phục, sửa chữa và những người làm công tác y tế phải không ngừng phấn đấu, không ngừng rèn luyện, không ngừng tu dưỡng, không ngừng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, kiến thức hiểu biết. Qua từng ngày, tôi lại thấy mình thêm yêu mến và gắn bó với ngồi trường này nhiều hơn. Ngày đầu tiên khi nhập học, tôi đã được các thầy cô trong trường hướng dẫn nhiệt tình. Ngày hôm đó, tôi bắt đầu ước mơ của mình tại nơi thành phố mà tôi mới đi qua một vài lần, tại một ngôi trường mang tên: Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn. Tôi được quen biết nhiều bạn mới hơn, tôi được học tập trong môi trường khác hoàn toàn so với trước đây tôi từng nghĩ tới. Tôi tự hào vì mình là sinh viên ngành Dược, càng tự hào hơn khi nơi để tôi thực hiện ước mơ là Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop