Một số chia sẻ về bệnh viêm tai giữa từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Một số chia sẻ về bệnh viêm tai giữa từ B.s Trường Dược Sài GònViêm tai giữa là bệnh do vi khuẩn, virus gây ra chứng cảm cúm, viêm đường hô hấp trên,… tấn công vào tai giữa gây ra. Viêm tai giữa thường gặp ở trẻ em và để lại những hậu quả khôn lường

Viêm tai giữa là bệnh do vi khuẩn, virus gây ra chứng cảm cúm, viêm đường hô hấp trên,… tấn công vào tai giữa gây ra. Viêm tai giữa thường gặp ở trẻ em và để lại những hậu quả khôn lường

Một số chia sẻ về bệnh viêm tai giữa từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Bệnh viêm tai giữa

Hãy cùng các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về bệnh viêm tai giữa qua bài viết sau đây!

BỆNH VIÊM TAI GIỮA CÓ LÂY KHÔNG?

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, tai trong ở người được chia thành 3 khoang: Ống tai ngoài, tai giữa, tai trong. Tai giữa là vùng tính từ màng nhĩ trở vào bên trong xương chũm.

Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa bị nhiễm trùng, sưng viêm và tiết dịch mủ, gây đau đớn cho người bệnh. Viêm tai giữa thường gặp ở trẻ em, tuy nhiên người lớn cũng có nguy cơ mắc phải do một số nguyên nhân.

Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa là do vi khuẩn hay siêu vi khuẩn xâm nhập vào vùng tai giữa gây viêm nhiễm. Vi khuẩn gây bệnh được xác định là hình thành do các chứng bệnh đường hô hấp trên như: cảm cúm, viêm xoang mủ, viêm họng, trào ngược dạ dày thực quản,…

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác gây bệnh viêm tai giữa được biết đến là do không khí ô nhiễm, thời tiết lạnh,…

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh viêm tai giữa là:

  • Đau tai;
  • Ù tai;
  • Thính lực giảm;
  • Sưng sau tai;
  • Dịch nước chảy từ trong tai ra;
  • Chóng mặt;
  • Sốt;
  • Khó ngủ.

Bệnh viêm tai giữa là chứng bệnh không lây lan do vi khuẩn sinh ra trong quá trình viêm nhiễm trong tai không có khả năng gây bệnh. Tuy nhiên, với những loại siêu vi, vi khuẩn gây bệnh cảm cúm, virus gây cảm lạnh,… lại có khả năng lây bệnh. Do đó, việc phòng tránh mắc các bệnh cảm cúm, viêm đường hô hấp trên,… sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa.

Hiện nay, viêm tai giữa là bệnh hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nếu người bệnh phát hiện sớm và được điều trị kịp thời. Nếu người bệnh chủ quan, không điều trị đúng cách và dứt điể thì, viêm tai giữa sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như: thủng màng nhĩ, điếc, áp xe não, viêm màng não, liệt thần kinh mặt,… thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM TAI GIỮ

Điều trị nội khoa

Ngày nay, y học hiện đại đã nghiên cứu ra nhiều phương pháp chữa trị dứt điểm chứng viêm tai giữa:

  • Dùng thuốc: Sau khi được chẩn đoán là mắc bệnh viêm tai giữa, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng bệnh để tiến hành chỉ định bệnh nhân dùng một số loại thuốc như: Thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm,… Những loại thuốc này sẽ giúp bệnh nhân giảm tình trạng đau tai, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh và giúp giảm viêm nhiễm. Bên cạnh việc uống thuốc Tây, người bệnh còn có thể kết hợp điều trị bằng cách nhỏ thuốc vào tai. Thuốc nhỏ có tác dụng sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm. Ngay sau 4 ngày nhỏ thuốc, người bệnh sẽ vệ sinh tai hàng ngày bằng oxy già hay nước muối sinh lý.
  • Đặt ống thông nhĩ: Đặt ống thông nhĩ cũng là một biện pháp chữa viêm tai giữa hiệu quả. Ống thông nhĩ là một ống nhỏ được làm bằng nhựa cứng hoặc silicone. Phương pháp đặt ống thông nhĩ vào tai nhằm mục đích là làm dịch mủ trong tai chảy ra ngoài, giúp cải thiện tình trạng tắc dịch trong tai và loại bỏ bớt vi khuẩn ra ngoài.

Điều trị bằng y học cổ truyền

Bên cạnh phương pháp dùng thuốc Tây, người bệnh cũng có thể điều trị viêm tai giữa bằng phương pháp Đông y. Các loại dược liệu, lá thuốc sẽ được chế biến để điều trị tại chỗ hoặc uống trực tiếp.

Tuy nhiên, phương pháp này có hiệu quả hay không thì còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần khám và tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ y học cổ truyền. Tuyệt đối không tự thực hiện điều trị theo những công thức hay mẹo truyền miệng.

Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng nếu các phương pháp trên không đạt được hiệu quả hoặc tình trạng của bệnh chuyển nặng.

Bước đầu, bác sĩ sẽ phẫu thuật để làm sạch viêm nhiễm trong hõm nhĩ, phẫu thuật xương chũm,…

Đối với trường hợp người bệnh viêm tai giữa mắc bệnh viêm amidan, bác sĩ sẽ cắt bỏ amidan viêm sưng của người bệnh để loại bỏ nguồn vi khuẩn gây bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật làm sạch viêm nhiễm trong khoang tai giữa như bình thường.

Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ tiếp tục được bác sĩ theo dõi tình hình sức khỏe. Bệnh nhân cần tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ, chăm sóc sức khỏe và vết thương đúng cách.

Một số chia sẻ về bệnh viêm tai giữa từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược uy tín

GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH BỆNH VIÊM TAI GIỮA?

Viêm tai giữa là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng người lớn cũng có nguy cơ mắc phải. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm thậm chí là tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Cũng theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, để phòng tránh bệnh viêm tai giữa, cần thực hiện những biện pháp sau:

  • Đối với trẻ nhỏ nên cho trẻ bú mẹ. Vì trong sữa mẹ có nhiều chất dinh dưỡng có thể giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, giảm thiểu mắc các bệnh về đường hô hấp trên.
  • Giữ ấm cơ thể, giữ ấm tai khi trời lạnh.
  • Ăn uống đầy đủ chất giúp cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, giúp chống lại vi khuẩn gây bệnh.
  • Tránh tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm, khói thuốc lá.
  • Khi mắc các bệnh lý như viêm họng, viêm xoang, viêm amidan,… cần điều trị sớm và dứt điểm để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập lên vùng tai giữa gây bệnh.
  • Vệ sinh tai, mũi sạch sẽ.
  • Khi bơi lội, khi phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm,… cần phải có các dụng cụ bảo hộ tai, tránh để vi khuẩn xâm nhập vào tai.

Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm tai giữa từ các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop