Ngành Y Dược cần đề cao Y đức của người thầy thuốc

Ngành Y Dược luôn luôn đề cao Y đức của người thầy thuốcTrong ngành y Dược cần phải đặc biệt đề cao y đức của một người thầy thuốc. Ngoài chuyên môn, người thầy thuốc cần phục vụ người bệnh hết sức cẩn thận nữa.

Trong ngành y Dược cần phải đặc biệt đề cao y đức của một người thầy thuốc. Ngoài chuyên môn, người thầy thuốc cần phục vụ người bệnh thật chu đáo. Một bác sĩ, Dược sĩ chuyên nghiệp đồng nghĩa với con người có y thuật giỏi và tràn đầy y đức

Ngành Y Dược cần đề cao Y đức của người thầy thuốc

Ngành Y Dược cần đề cao Y đức của người thầy thuốc

Nghề thầy thuốc là một nghề đặc biệt, xuất hiện sớm và có lịch sử gắn liền với sự vận động và phát triển xã hội. Trải qua hàng trăm ngàn năm, nghề Y Dược luôn là một điểm sáng trong lịch sử nhân loại, là kết quả của lòng nhân đạo, tấm lòng từ bi và sự quan tâm của người với người. Ngay từ nhỏ, tôi luôn quan tâm và hiểu rõ bổn phận, trách nhiệm cao cả của người thầy thuốc đối với toàn thể xã hội. Là một sinh viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, tôi luôn thấm thía lời dạy của Người, dù đã trải qua sáu thập kỷ nhưng vẫn luôn in dấu trong mọi đội ngũ cán bộ y bác sĩ nước nhà: “Lương y như từ mẫu”. Tại sao câu nói ấy có tầm ảnh hưởng lớn như vậy? Trong bài phân tích dưới đây, tôi xin được giải thích ý nghĩa câu nói trên, và đưa ra luận điểm để chứng minh rằng một người thầy thuốc lý tưởng là người thầy thuốc mang trong mình tấm lòng của một người mẹ.

Trước hết, ta cần nhấn mạnh rằng nghề y, nghề dược là những nghề có liên quan đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Qua đó, một y bác sĩ, dược sĩ giỏi không những cần có trình độ tốt mà cần có lòng từ bi và tình thương muôn loài. Trong Phật giáo, tôi được nghe về triết lý sau: “Người hành nghề y phải có từ bi và trí tuệ”, bởi người có lòng từ bi mà thiếu trí tuệ là lòng từ bi mù, ngược lại trí tuệ cao siêu mà vắng bóng lòng từ là trí tuệ ác.

Thứ hai, một người thầy thuốc phải đồng thời là một người mẹ hiền, hay “lương y như từ mẫu”. Yêu thương, tần tảo, chăm sóc, nhiệt tình, tôi cho rằng đó là những phẩm chất tất yếu của một người thầy thuốc. Một y bác sĩ, dược sĩ mang trong mình sứ mệnh cứu chữa, chăm sóc người bệnh khiến người ta liên tưởng tới hình ảnh người mẹ hiền mang trong mình bổn phận nuôi nấng, giáo dục, bồi dưỡng đứa con nhỏ. Trong gia đình, người mẹ ân cần luôn chấp nhận rủi ro để trao cho người con những điều tốt nhất. Với Bác Hồ, sự cao đẹp ấy chính là điều cần có trong mỗi y sĩ tương lai, để khi được cứu chữa, người bệnh luôn có cảm giác mình đang ở ngay chính ngôi nhà mình. Một người thầy thuốc thấy đau khi người bệnh lâm bệnh, khi ấy chính họ đã coi người bệnh như con đẻ mình, bởi không người mẹ nào muốn nhìn con mình ốm yếu hay suy sụp. Điều đó chứng tỏ rằng: Sự đồng lòng chính là phẩm chất cao quí của người y sĩ giỏi. Tới đây, tôi bỗng nhớ tới bức thư của Hồ Chủ tịch, vị cha già kính yêu của dân tộc gửi Hội nghị Cán bộ y tế ngày 27/2/1955 mà Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đọc hôm ngày khia giảng năm học. Trong thư Người viết rõ: “Lương y phải như từ mẫu”. Tôi thực sự cảm động khi nghe tới dòng trên. Tôi cảm động vì Bác đã nói lên hình mẫu đẹp của người thầy thuốc lý tưởng, tôi cảm động vì Bác đã nói lên tâm tư của mình về tương lai ngành y dược nước nhà, và tôi càng cảm động hơn khi Bác đã bày tỏ sự quyết liệt khi xây dựng ngành y dược yêu dân, gần dân, quí dân ngay từ buổi đầu xây dựng đất nước. Bằng việc sử dụng phó từ “phải”, Bác đã nhắc tới nền tảng cốt lõi của một người thầy thuốc giỏi y đức.

Ngoài chuyên môn, người thầy thuốc cần phục vụ người bệnh thật chu đáo

Ngoài chuyên môn, người thầy thuốc cần phục vụ người bệnh thật chu đáo

Trong ngành y, người ta đặc biệt đề cao y đức của một người thầy thuốc. Ngoài chuyên môn, người thầy thuốc cần phục vụ người bệnh thật chu đáo. Một bác sĩ, dược sĩ chuyên nghiệp đồng nghĩa với con người có y thuật giỏi và tràn đầy y đức. Vì sao vậy? Vì khi đã lựa chọn ngành nghề này, chính họ sẽ nắm giữ tính mạng của bệnh nhân, chính họ sẽ được người dân phó thác niềm tin tưởng tột cùng và chính họ sẽ là những đại ân nhân của vô số mảnh đời bất hạnh. Hải Thượng Lãn Ông từng nói: “Làm nghề y dược, sống chết một tay mình nắm, họa phúc một tay mình giữ!”. Khi đã hướng nghiệp y, chính người hành nghề phải bằng mọi giá tôn trọng sinh mạng con người, tôn trọng nhân phẩm, quyền lợi bệnh nhân. Điều đó trước hết thể hiện ở việc tôn trọng, đối xử công bằng, văn minh, lịch sự, đặt lợi ích của người bệnh lên hang đầu, không để lòng tham đánh mất lòng tốt bản thân. Ngoài ra, các y bác sĩ cũng cần tỏ ra thân mật khi tiếp đón bệnh nhân, luôn tươi cười, vui vẻ, suy nghĩ tích cực và bình tĩnh để giữ vững hình ảnh cao quí của các y bác sĩ, dược sĩ trong tâm trí của mọi người. Đó chính là đẳng cấp của những y bác sĩ, dược sĩ chân chính.

Tuy vậy, trong hiện thực ngày nay, cuộc sống luôn tồn tại những “con sâu làm rầu nồi canh”. Có thể kể đến một vài sự việc tiêu cực như trường hợp bác sĩ Cát Tường, trường hợp tiêm nhầm vắc-xin, sao chép kết quả khám nghiệm bệnh nhân, v.v. từ những năm về trước. Đây chính là những sự việc tiêu biểu đã phá vỡ hình ảnh bác sĩ Việt, để lại ấn tượng xấu, dấu ấn khó phai trong lòng người dân. Qua những vụ việc ấy, tôi thực sự rất buồn cho các y bác sĩ, dược sĩ lương thiện khi họ sẽ gặp thêm trở ngại bởi hình ảnh cao đẹp của ngành y bị làm xấu trong tiềm thức của người dân. Đôi lúc, chúng ta phải chấp nhận trong cuộc sống rằng mọi thứ đều có thăng trầm. Chính vì vậy, qua những khó khăn ấy, tôi tin rằng ngành y nước nhà sẽ ngày một phát triển, cải thiện hơn trong chuyên môn và trong lòng công chúng.

Đối với các sinh viên ngành y dược, cải thiện y thuật thôi chưa đủ, họ còn phải có một y đức sáng nữa. Nhưng để trở thành một y bác sĩ, dược sĩ thực thụ, họ sẽ phải trải qua nhiều lần trải nghiệm, học tập, trau dồi, chứng thực bởi đơn giản, y đức không có sẵn trong các y bác sĩ, dược sĩ tương lai. Bởi vậy, khi được học dưới mái Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, tôi luôn cảm thấy tự hào khi được những người thầy giáo, cô giáo truyền dạy kinh nghiệm, để không chỉ tôi, các sinh viên khác trong trường được “ươm mầm” để trở thành những bác sĩ, dược sĩ “ba y”: sâu y lý, giỏi y thuật, giàu y đức.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop