Những nguyên tắc điều trị loãng xương ở trẻ

Những nguyên tắc điều trị loãng xương ở trẻThiếu xương và loãng xương là tình trạng giảm khối xương và bất thường vi cấu trúc của xương dẫn đến nguy cơ gãy xương. Để điều trị loãng xương hiệu quả cũng cần phải có những nguyên tắc nhất định.

Thiếu xương và loãng xương là tình trạng giảm khối xương và bất thường vi cấu trúc của xương dẫn đến nguy cơ gãy xương. Để điều trị loãng xương hiệu quả cũng cần phải có những nguyên tắc nhất định.

Những nguyên tắc điều trị loãng xương ở trẻ

Những nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương ở trẻ em

Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Bác sĩ đến từ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn để cùng tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa loãng xương.

Các nguyên nhân nào có thể gây ra loãng xương?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra loãng xương ở trẻ em:

  • Nguyên phát

Tạo xương bất toàn.

Hội chứng loãng xương - giả u thần kinh.

Loãng xương thiếu niên nguyên phát.

  • Thứ phát:

Do dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng do tình trạng kinh tế xã hội.

Chán ăn tâm thần.

Hội chứng kém hấp thu.

Thiếu Vitamin D.

  • Do bệnh lý nội tiết/chuyển hóa:

Chậm phát triển thể chất.

Suy sinh dục.

Cường giáp.

Suy tuyến yên.

Hội chứng Cushing.

Do tình trạng bất động cơ thể

Bệnh lý viêm mạn tính

Bệnh lupus hệ thống.

Viêm khớp thiếu niên.

Viêm da cơ.

Viêm ruột mạn tính.

Hội chứng thận hư.

Do thuốc

Glucocorticoids, ức chế miễn dịch, thuốc chống động kinh, thuốc kháng siêu vi.

Nghiện rượu, thuốc lá.

 

Trường hợp nghi ngờ loãng xương chúng ta cần khám lâm sàng nào và làm xét nghiệm cận lâm sàng nào?

Đau cột sống do xẹp các đốt sống: xuất hiện tự nhiên, hoặc liên quan tới gắng sức hoặc chấn thương nhỏ, đau giảm rõ khi nằm và giảm dần rồi biến mất trong vài tuần. Đau xuất hiện khi có một đốt sống mới bị xẹp, hoặc đốt sống ban đầu bị xẹp nặng thêm.

Khám lâm sàng: Đo chiều cao, cân nặng, tỉ số khối cơ thể (Body Mass Index: BMI). Khám tổng quát tìm bệnh lý toàn thân. Khám tìm bất thường vùng cơ, xương, khớp, cột sống: biến dạng đường cong bình thường cột sống, gõ hoặc ấn vào các gai của đốt sống gây tình trạng đau tăng và lan tỏa xung quanh. Không thể thực hiện được hoặc khó thực hiện các động tác cúi, ngửa, nghiêng, quay thân mình.

Đề nghị xét nghiệm: Xét nghiệm chẩn đoán xác định: chụp DEXA (Dual- energy x-ray absorptiometry) ở vị trí cổ xương đùi, xương sống thắt lưng L1 – L4 và toàn bộ cơ thể: tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán loãng xương.

Xét nghiệm tìm nguyên nhân và hỗ trợ chẩn đoán:

Ca, P, Alkaline phosphatase, định lượng Vitamin D, PTH/máu.

Ca, P niệu 24 giờ.

Chụp cột sống thắt lưng tư thế nghiêng tìm hình ảnh lún xẹp đốt sống.

Chẩn đoán xác định: Triệu chứng lâm sàng gợi ý và tỉ số Z-score chụp bằng phương pháp DEXA ≤ -2 ĐLC.

Nguyên tắc điều trị loãng xương là gì và bệnh được điều trị như thế nào?

  • Nguyên tắc điều trị

Cung cấp calcium và vitamin D.

Chế độ tập luyện và dinh dưỡng phù hợp.

Điều trị nguyên nhân gây loãng xương.

Ngăn ngừa tình trạng hủy xương bằng thuốc biphosphonate.

  • Điều trị dùng thuốc

Calcium nguyên tố: liều khuyến cáo dành cho mọi trẻ như sau

Trẻ từ 0 đến 6 tháng: 210 mg/ngày.

Trẻ từ 6 đến 12 tháng: 270 mg/ngày.

Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: 500 mg/ngày.

Trẻ từ 4 đến 8 tuổi: 800 mg/ngày.

Trẻ từ 9 đến 15 tuổi: 1300 mg/ngày.

Vitamin D2: Mục tiêu giữ nồng độ 25- OH vitamin D > 32 ng/ml.  Liều cơ bản: 400 UI/ngày.

 Biphosphonate:

Cơ chế: ức chế hủy cốt bào hủy xương, giữ calci trong cấu trúc xương.

Liều dùng và cách dùng: Zoledronic acid liều đầu: 0,0125 mg/kg, liều thứ hai: 0,025 mg/kg sau 12 tuần sau đó tiếp tục liều 0,025mg/kg mỗi 12 tuần. Zoledronic pha trong 50 ml Normal saline và truyền trong 30 phút. Thời gian điều trị 1 năm (4 liều) và ngừng điều trị khi tỉ số Z-score chụp bằng phương pháp DEXA trở về bình thường. Tác dụng phụ: hiếm gặp, bao gồm khó chịu, sốt, đau cơ, yếu cơ, đau xương, đau khớp, đau đầu, tiêu chảy, hạ calci, hạ phosphore và hạ magne máu. Suy giảm chức năng thận có thể gặp trong 2% trường hợp.

Theo dõi

Ca, P, Mg máu mỗi 3 tháng.

Đo mật độ xương bằng PP DEXA, PTH, Vitamin D máu mỗi 6 tháng.

Những nguyên tắc điều trị loãng xương ở trẻ

Để phòng ngừa loãng xương chúng ta cần làm gì?

Các giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn tư vấn để phòng ngừa loãng xương chúng ta cần đảm bảo các yếu tố sau:

Cung cấp đầy đủ calcium và vitamin D cho trẻ.

Tăng cường hoạt động thể lực.

Tầm soát nguy cơ loãng xương ở các trẻ có nguy cơ bằng thăm khám lâm sàng và chụp DEXA.

Chế độ dinh dưỡng

Nguồn cung cấp canxi quan trọng là sữa và các chế phẩm của sữa. Những loại thực phẩm giàu canxi như tôm, cá, cua, ốc, lòng đỏ trứng,...Đồng thời nên tăng cường thêm các loại rau quả đặc biệt là các loại rau màu xanh (súp lơ xanh, cải bó xôi,...). Chúng ta cần cho trẻ tắm nắng mỗi ngày để hấp thụ vitamin D. Cho trẻ luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.

Hy vọng với những chia sẻ trên của Bác sĩ giảng viên tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chúng ta đã có thêm những kiến thức cần thiết để phòng ngừa loãng xương ở trẻ.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop