Tầm quan trọng của Y đức đối với ngành Y Dược

Tầm quan trọng của Y đức đối với ngành Y DượcTừ xưa đến nay, trong bất kỳ thời đại nào nghề y là một nghề vô cùng quan trọng. Một nghề nghiệp vô cùng cao quý có tính chất cứu đời, cứu người. Khi làm nghề thầy thuốc bạn phải có tâm, có đức, có tài thì bạn mới có thể nhìn thấy nỗi đau khổ của những người bệnh mà tận tình giúp đỡ, không vì bất kỳ

Từ xưa đến nay, trong bất kỳ thời đại nào nghề y là một nghề vô cùng quan trọng. Một nghề nghiệp vô cùng cao quý có tính chất cứu đời, cứu người. Khi làm nghề thầy thuốc bạn phải có tâm, có đức, có tài thì bạn mới có thể nhìn thấy nỗi đau khổ của những người bệnh mà tận tình giúp đỡ, không vì bất kỳ lợi ích nào.

Việc hình thành, rèn luyện về y đức phù hợp với chuẩn mực từng thời kỳ luôn được đề cao

Việc hình thành, rèn luyện về y đức phù hợp với chuẩn mực từng thời kỳ luôn được đề cao

Nghề thầy thuốc có từ rất sớm ở Phương Tây và Phương Đông. Bởi nó là nghề liên quan đến mạng người. Trong cuộc sống mỗi người không ai thoát khỏi quy luật sinh, lão, bệnh, tử. Khi chúng ta gặp khó khăn về sức khỏe, mắc bệnh sẽ có nhu cầu được cứu chữa kịp thời để khỏe mạnh. Vì vậy mà nghề thầy thuốc ra đời. Trên thế giới ai đã và đang học qua nghề y đều phải học và tuân thủ lời thề của Hippocrate. Đây là ông tổ của nghành y học Phương Tây là người đã viết ra mười hai lời thề dành cho những người muốn theo nghành y, muốn theo sự nghiệp cứu người cao quý.

Ở Việt Nam, ai chuẩn bị và đang làm trong nghành Y đều biết đến câu nói của Bác Hồ: "Lương y như tử mẫu". Nó luôn là vấn đề được quan tâm nhất trong xã hội. Do vậy, việc hình thành, rèn luyện về y đức phù hợp với chuẩn mực từng thời kỳ luôn được đề cao. Khi nói về y đức ở nước ta, có câu nói được trích dẫn nhiều nhất là  “Lương y như từ mẫu”. Từ lâu, “Lương y như từ mẫu” được xem là cốt lõi của đạo đức của nghề y. Trong thư gửi Hội nghị Cán bộ y tế ngày 27 tháng 2 năm 1955 của Chủ tịch Hồ Chí Minh . Câu nói của Bác thể hiện tình cảm của người làm nghề lương y bác sĩ dành cho bệnh nhân phải xuất phát từ tình người, từ cái tâm của người thầy thuốc phải hết lòng yêu thương người bệnh. Người thầy thuốc phải chăm sóc tận tâm, tỉ mỉ, cẩn trọng như một người mẹ hiền đối với đứa con bé bỏng của mình. Làm nghề lương y, bác sĩ cần hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của mình trước tính mạng sự sống của người bệnh. Nếu người thầy thuốc, bác sĩ lơ là, chủ quan, vô cảm một chút có thể dẫn đến mất mạng cho người bệnh.Vì vậy, đây là một câu nói hoàn toàn đúng đắn trong thời kỳ xưa hay hiện đại bây giờ. Nó là câu nói của ông cha ta muốn giáo dục con cháu phải ghi nhớ. Đồng thời đề cao những người làm nghề y, bác sĩ được cả xã hội gọi bằng một từ vô cùng kính trọng, yêu mến" Thầy". Chính vì vậy, mỗi người làm nghề lương y phải hiểu rõ vai trò trách nhiệm của mình mà sống sao cho xứng đáng tên gọi mà xã hội đã đặt cho.

 Bản thân em hiện cũng đang theo học chuyên ngành y tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, sau này cũng là người làm trong ngành em thiết nghĩ người thầy thuốc (Lương y) phải là người có lòng nhân ái, thương yêu người bệnh: như người mẹ hiền (Từ mẫu) cũng vậy, không có người mẹ nào muốn con mình bị ốm đau, bệnh tật mà trái lại luôn mong cho con khỏe mạnh, mau ăn chóng lớn. Người thầy thuốc phải là thầy thuốc “giỏi”, là người có năng lực dùng kiến thức và kỹ năng về y dược để chữa bệnh cho mọi người và thầy thuốc giỏi là người hành nghề y vững vàng về chuyên môn, luôn tìm cách nâng cao trình độ nghề nghiệp, cập nhật kiến thức y dược để làm chủ trang, thiết bị hiện đại nhằm chữa trị tốt cho người bệnh. Ngoài cái giỏi về chuyên môn kỹ thuật, còn phải giỏi về tâm lý giao tiếp, chẩn đoán không chỉ bệnh tật mà còn hiểu được những nguyện vọng của bệnh nhân như người mẹ hiền hiểu tâm tính của người con do mình sinh ra vậy. Nhưng mọi thầy thuốc đâu phải tự nhiên đều trở thành "mẹ hiền”, mà chỉ có thầy thuốc chịu phấn đấu, cố gắng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tác phong, lối sống, cách xử sự với bệnh nhân, mới có thể trở thành mẹ hiền được. Từ lâu, “Lương y như từ mẫu” được xem là cốt lõi của đạo đức của nghề y, bởi vì nghề y là nghề rất đặc biệt. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác từng nói: “Không có nghề nào nhân đạo bằng nghề cứu người, không có nghề nào vô nhân đạo bằng nghề y thiếu đạo đức”. Thầy thuốc giỏi là người hành nghề y vững về chuyên môn, luôn tìm cách nâng cao trình độ nghề nghiệp, luôn tìm cách cập nhật kiến thức y dược để làm chủ thông tin và trang bị thiết bị hiện đại hầu chữa trị tốt người bệnh. Nhưng thầy thuốc giỏi không thôi thì chưa đủ. Bởi vì người thầy thuốc không có sự tận tụy và lòng thương người thì dễ đi đến lỗi lầm. Một chút lơ đễnh, thờ ơ, tắc trách đến ghê gớm nhất là vô cảm, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Dẫn đến những mất mát đau đớn không gì bù đắp cho thân nhân người bệnh, mà những con người đáng thương này đã đặt tất cả hy vọng, niềm tin vào người thầy thuốc. Chính vì thế, người thầy thuốc giỏi phải có tấm lòng của người mẹ hiền là mong ước muôn đời của tất cả mọi người.

Cần phải đẩy lùi những mặt tiêu cực trong y đức của những người làm thầy thuốc, bác sĩ

Cần phải đẩy lùi những mặt tiêu cực trong y đức của những người làm thầy thuốc, bác sĩ

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, không ít y, bác sĩ bị ma lực của đồng tiền chi phối, khiến y đức đang bị mai một, xuống cấp nghiêm trọng. Tiền bạc, quà cáp làm thay đổi tiêu chí đối xử và chất lượng điều trị bệnh của thầy thuốc. Trong nhiều trường hợp cấp cứu, vì không có tiền trả viện phí nên thầy thuốc đã bỏ mặc bệnh nhân. Lại có những y, bác sĩ đã thờ ơ, thiếu trách nhiệm, coi thường tính mạng của người bệnh, không nhanh chóng cấp cứu kịp thời. Nhiều bác sĩ nhìn thấy nỗi đau của bệnh nhân mà vẫn thản nhiên như không, có thể ngồi ăn cơm trưa mặc bệnh nhân kêu gào thảm thiết, đau đớn vật vã, nhiều tai nạn sản khoa dẫn đến tử vong cả mẹ cả con ở các bệnh viện lớn nước ta. Một số bác sĩ mổ nhầm, mổ sót, mổ xong quên băng gạc, quên kéo, dao mổ trong bụng của người bệnh,..... Nhiều Mà nguyên nhân do thái độ chủ quan, vô tâm, tắc trách của bác sĩ. Vì vậy đã gián tiếp gây ra cái chết cho người bệnh, khiến bệnh nhân từ chỗ coi thầy thuốc là ân nhân chuyển thành “oán nhân”, đồng thời bác sĩ cũng trở thành những kẻ tội đồ, bị dư luận lên án. Nhưng trên thực tế những vụ việc đó chỉ là cá biệt, thiểu số, những thầy thuốc đó chỉ là vài "con sâu làm rầu nồi canh” trong nền y tế vì nhân dân phục vụ của chúng ta mà thôi. Chính vì vậy, nghành Y Dược nói chung và Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn nói riêng cần phải đẩy lùi những mặt tiêu cực, những điều còn thiếu xót trong y đức của những người làm thầy thuốc, bác sĩ.

Câu nói của Bác là hồi chuông cảnh tỉnh cho những người đang làm nghề Y Dược cần phải ý thức về vai trò trách nhiệm của bác sĩ với những người bệnh. Ngày nay, hiện tượng vô cảm đang dần xâm lấn vào giới trẻ. Con người hầu như trở nên vô tình trước cuộc sống của người khác, để "Mạnh ai nấy sống", "Phải ai tai nấy". Bên cạnh những con người biết đồng cảm, chia sẻ, luôn nghĩ đến người khác còn có những kẻ thờ ơ, lãnh đạm, ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô cảm và tha hoá đạo đức của giới trẻ, nhưng tựu chung, cái gốc chính là cách sống của giới trẻ ngày nay, và cách giáo dục nhân bản từ trong gia đình cho đến nhà trường và ngoài xã hội còn quá thờ ơ, hời hợt. Do ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, với những ứng dụng hiện đại của công nghệ thông tin đã ảnh hưởng đặc biệt đến thế hệ trẻ, làm thay đổi cách thức làm việc, giao tiếp và tư duy, dẫn đến giới trẻ sống vô cảm không quan tâm đến những việc xung quanh. Theo một GS của một trường đại học nổi tiếng ở mỹ nói khi càng sử dụng internet thì người ta càng lơ là với những gì diễn ra xung quanh. Khi blog, mạng xã hội xuất hiện, giới trẻ được tự do thể hiện mình. Nhưng một khi tự giam mình quá lâu trong thế giới ảo, một bộ phận giới trẻ sẽ có lối sống bất thường và dẫn tới trầm cảm hay vô cảm,... Vì lợi ích mà nhiều bạn trẻ sẵn sàng dẫn đạp lên tình người, phỉ báng các giá trị văn hóa truyền thống vốn rất đúng đắn và cao đẹp trong lịch sử dân tộc.

Một bộ phận thế hệ trẻ lạc lõng, mât định hướng, mất niềm tin và đang khao khát tìm lại chính mình trong lòng dân tộc. nếu xã hội không nhanh chóng có những định hướng thiết thực và hiệu quả trong giáo dục và tuyên truyền thì sự lệch chuẩn đạo đức của giới trẻ ngày càng nặng nề hơn, có thể lây nhiễn đến nhiều người hơn và có thể gây hại cho xã hội.

Nhà trường chính là cơ sở để phát triển và hình thành nhân cách tốt đẹp cho học sinh, qua mỗi bài học bổ ích học sinh, sinh viên sẽ hình thành và rèn luyện những phẩm chất đạo đức, kiến thức để phát triển thành những con người có ích cho xã hội, gia đình và bản thân. Bản thân em là một sinh viên đang được học tập trong ngôi Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn - nơi ươm mần cho các e trở thành những thầy thuốc sâu y lý - giỏi y thuật -  giàu y đức. Với mỗi giáo viên là một tấm gương sáng ngời về phẩm chất đạo đức và nối sống trong sạch, vững mạnh để sinh viên chúng em học tập và noi theo.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop