Ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, chúng tôi đã được cán bộ giảng viên nhà trường nghiêm khắc nhắc nhở về nhiệm vụ và trách nhiệm của mình khi trở thành một nhân viên ngành Y Dược.
Thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền của nhân dân
Thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền
“Lương y như từ mẫu” là câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh trong “Thư gửi hội nghị cán bộ Y Tế” năm 1955, trong thư người đã khen cán bộ và nhân viên quân y đồng thời nhắc nhở “người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là người mẹ hiền”. Bác sử dụng chữ “phải” ở đây nhằm nhấn mạnh rằng một người thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền. Người thầy thuốc giỏi trước hết phải có lương tâm, có y đức, có trách nhiệm cao với nghề.
Nhưng đâu phải người thầy thuốc nào tự nhiên trở thành người mẹ hiền được. Chỉ có những thầy thuốc chịu phấn đấu, cố gắng tu dưỡng, rèn luyện bản thân, nâng cao phẩm chất đạo đức, tác phong, lối sống, cách cư sử với bệnh nhân của mình thì mới có thể trở thành người mẹ hiền.
Y đức cao, y thuật giỏi là điều kiện cần, điều kiện đủ để trở thành một lương y giỏi. Vì thế nếu người thầy thuốc chỉ thương bệnh nhân không thôi mà kỹ thuật, tay nghề không giỏi thì cũng lực bất tòng tâm. Bởi vậy ngoài việc làm theo khẩu hiệu “Thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền”, trong các bệnh xá, bệnh viện,.. còn có khẩu hiệu “Nêu cao y đức, rèn luyện y thuật, phát triển y lý”.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, không ít y sĩ, bác sĩ bị sức mạnh của đồng tiền chi phối khiến y đức đang bị mai một dần. Theo khảo sát khác do Công đoàn Y tế Việt Nam phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) thực hiện vào tháng 7/2011 tại các bệnh viện gồm: Bệnh viện Việt Đức, bênh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện K, bệnh Bạch Mai và bệnh viện E cho thấy có khoảng 45% bệnh nhân, người nhà không hài lòng với nhân viên y tế, thủ tục hành chính.
Trong đó, bị phê nhiều nhất là Bệnh viện K với hơn 63% ý kiến, ít nhất là Bệnh viện Phụ sản Trung ương 7,3%, đặc biệt khoảng 10% nhân viên y tế tỏ thái độ hách dịch, quát tháo, vô cảm với người bệnh. Con số thực sự bày tỏ sự cảm ơn chỉ khiêm tốn 7% so với 73% người tâm lý đưa phong bì để được chăm sóc tốt.
Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn là trường hàng đầu đào tạo ngành Dược
Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn là nơi đáng để bạn học tập
Vẫn còn hàng trăm, hàng ngàn vị y, bác sĩ đang ngày đêm túc trực tận tụy cứu chữa cho hàng triệu người bệnh trên cả nước. Nhiều người đã tình nguyện chuyển công tác lên các bản vùng cao để làm việc và chăm sóc sức khỏe cho những bản làng còn khó khăn về y tế. Hay những chuyến đi tình nguyện của các cán bộ y tế đến các vùng sâu vùng xa để khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho bà con nhân dân.
Đúng như danh sư Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác từng nói: “Không có nghề nào nhân đạo bằng nghề cứu người, không có nghề nào vô nhân đạo bằng nghề y thiếu đạo đức”. Để trở thành một người thầy thuốc giỏi có thể cứu giúp nhiều người bệnh tôi đã chọn học Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn.
Đây là một trong những ngôi trường đào tạo ngành Y Dược hàng đầu cả nước. Với mô hình đào tạo hiện đại, tiên tiến liên kết Bệnh viện – Nhà trường, Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đảm bảo thời gian thực hành và giúp sinh viên được dễ dàng có một công việc ổn định sau khi tốt nghiệp.
Khi học tập trong ngôi Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn tôi đã được nhà trường và các cán bộ giáo viên tạo điều kiện tốt nhất để có thể học tập và trau dồi kiến thức cũng như kỹ năng chuyên môn. Sinh viên của trường còn được nghe những chia sẻ của những thầy, cô giáo về nhiệm vụ và trách nhiệm của mình khi đã lựa chọn trở thành một nhân viên ngành Y Dược