Một nghề nghiệp vô cùng cao quý có tính chất cứu người. Đúng như câu nói mà Bác Hồ thường nói với chúng ta “Lương y như từ mẫu”. Bởi khi làm nghề thầy thuốc không chỉ cần trí óc mà cần phải làm việc bằng cả trái tim.
Luôn ghi nhớ lời dạy của Bác "Lương y như từ mẫu"
“Lương y như từ mẫu” nghĩa là gì?
Theo như chúng ta có thể hiểu rằng lương y là một nghề bốc thuốc chữa bệnh cho người khác, là người cứu người, cứu đời. Đã là nghề thầy thuốc nên hiểu rằng chỉ cần một chút sai sót, sơ ý của mình có thể dẫn đến mất mạng người khác, cướp đi sự sống của con người khỏe mạnh. Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn dạy tôi biết rằng làm nghề thầy thuốc cần có tâm và có tài. Cái tâm để cống hiến hết mình có sự nghiệp y khoa, sự nghiệp cứu người, coi bệnh nhân lên trên tất cả. Cái tài để có thể tìm kiếm khám phá ra những phương pháp cứu chữa bệnh hiệu quả, luôn tìm tòi khám phá ra những phương thức mới, không ngừng học hỏi, trau dồi thêm kiến thức trong y học đề cao nâng cao tay nghề của mình, có như thế người bác sĩ, lương y không bị tụt hậu, thụt lùi theo thời cuộc, tự mình chinh phục những đỉnh núi cao trong ngành y.
Câu nói thể hiện tình cảm của người làm nghề lương y bác sĩ dành cho bệnh nhân phải xuất phát từ tình người, từ cái tâm của người thầy thuốc phải hết lòng yêu thương người bệnh của mình, chăm sóc tận tâm tỉ mỉ, cẩn trọng như người mẹ hiền chăm đứa con bé bỏng của mình. Người làm nghề lương y, bác sĩ nói chung hay các sinh viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn như tôi cần hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của mình trước tính mạng sự sống của mỗi người bệnh, chỉ cần người thầy thuốc, người bác sĩ đó lơ là chủ quan, hoặc vô cảm một chút là có thể dẫn tới án mạng, khiến cho người bệnh đó mất mạng ngay lập tức. Đây là câu nói hoàn toàn đúng đắn, dù trong thời kì xưa hay thời hiện đại bây giờ thì câu nói “Lương y như từ mẫu” là câu nói đúng đắn mà ông cha ta muốn giáo dục con cháu mình phải nhớ lấy.
Người thầy thuốc phải đối mặt với nhiều áp lực trong nghề
Mỗi ngày người thầy thuốc, bác sĩ phải tiếp xúc, va chạm với rất nhiều người bệnh nhân với những căn bệnh, vấn đề về sức khỏe khác nhau, những giọt nước mắt những nỗi buồn của người bệnh sẽ khiến người thầy thuốc, bác sĩ có lúc vô cùng căng thẳng mệt mỏi. Họ thường xuyên phải chịu những áp lực vô hình trong công việc, khi nhìn một bệnh nhân qua đời trước mắt họ làm nghề mà chẳng thể nào cứu chữa được bệnh nhân, khiến họ cảm thấy day dứt buồn bực. Bởi những người bệnh nhân kia họ đã tin tưởng vào tài năng, đức độ của những người thầy thuốc, bác sĩ cứu chữa cho họ, thoát khỏi nỗi đau về thể xác, và tinh thần. Trong sự phát triển của ngành y học, trên toàn trái đất đạo đức của người thầy thuốc luôn là vấn về được con người coi trọng hàng đầu, bởi nó có khả năng ảnh hưởng tới tính hiệu quả, cũng như tính nhân đạo trong nghề nghiệp của người thầy thuốc, của cả nền y học nói chung.
Người thầy thuốc phải chịu nhiều áp lực trong nghề
“Lương y như từ mẫu” trong nền kinh tế thị trường
Trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay, kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu hưởng các dịch vụ ngày càng nhiều, không ít bác sĩ bị ma lực của đồng tiền chi phối khiến y đức đang bị dần mai một. Trung tâm nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng đã theo dõi và có kết quả: nếu đã được nhận vào chính thức, chỉ cần một năm, sẽ từ một nhân viên y tế “trắng tinh” sẽ biến thành một người “nghiện” phong bì. Tiền bạc, quà cáp đã làm thay đổi tiêu chí đối xử và chất lượng điều trị bệnh của thầy thuốc. Trong nhiều trường hợp nguy cấp, vì không có tiền trả tiền viện phí nên thầy thuốc đã bỏ mặc bệnh nhân. Lại có những y bác sĩ đã thờ ơ, thiếu trách nhiệm, coi thường tính mạng của người bệnh, không nhanh chóng cấp cứu bệnh nhân, vì vậy đã gián tiếp gây ra cái chết cho bệnh nhân. Rồi cũng không hiếm trường hợp thầy thuốc lợi dụng sự tin tưởng của người bệnh mà tranh thủ chặt chém tiền khám chữa bệnh, tiền thuốc men của họ. Vì vậy chúng ta phải luôn đề cao y đức đặt lên hàng đầu trong các bệnh viện và trường học nói chung hay Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn nói riêng.
Tôi cảm thấy thật sự may mắn khi đang học trong Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn. Trường luôn đề cao phương châm mà tôi rất thích “Sâu Y lý - Giỏi Y thuật - Giàu Y đức”. Khi theo học tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn tôi phát triển được kĩ năng mềm gồm kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng tự ra quyết định, đặc biệt là kĩ năng học tập suốt đời – đây là những kĩ năng cần thiết cho sinh viên sau khi ra trường.