Để tương lai có thể hoạt động trong ngành Y tế, một tân sinh viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn như tôi hiểu rõ rằng mình cần phải có cả năng lực và đạo đức.
Nhiệm vụ chính của những người hoạt động trong ngành Y tế là cứu người
Niềm vui của người làm ngành Y là cứu người
“Ơn biết mấy những người thầy thuốc
Trọn một đời vui được cứu người
Miệng luôn nở nụ cười tươi
Những bông hoa đẹp cho đời mãi xuân
Quên sao được những lần châm cứu
Tại nơi đây như níu tình thương
Gian nan trên mọi cung đường
Tình người thầy thuốc còn đương tươi hồng
Người thầy thuốc đang trồng cây hạnh
Chăm cây tươi bên cạnh cây yêu
Cùng nhau sớm sớm chiều chiều
Bên người thầy thuốc tình yêu thêm nồng
Em xinh tươi bông hồng tươi thắm
Khoác trên mình áo trắng một màu
Kim châm mà chẳng thấy đau
Vậy mà khỏi bệnh nhớ nhau ơi người!
Thơ "Tình người thầy thuốc" - Trần Hữu
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nói với những cán bộ nhân viên hoạt động trong ngành Y tế rằng “Thầy thuốc phải như mẹ hiền”. Đây chính là yêu cầu Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra trong phương châm xử thế, phương châm hành động và phục vụ của các bộ và nhân viên ngành Y đối với người bệnh của mình.
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác cũng từng nói: “Không có nghề nào nhân đạo bằng nghề cứu người, không có nghề nào vô nhân đạo bằng nghề y thiếu đạo đức”. Bởi vì nghề y là nghề liên quan đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của con người nên người hành nghề y phải là thầy thuốc có chuyên môn giỏi đồng thời phải có tấm lòng thương yêu, tận tụy phục vụ người bệnh.
Thầy thuốc giỏi là như thế nào? Đây là người hành nghề đặc biệt, dùng kiến thức và kỹ năng về Y Dược để chữa bệnh cho mọi người. Thầy thuốc giỏi là người hành nghề y vững về chuyên môn, luôn tìm cách nâng cao trình độ nghề nghiệp, luôn tìm cách cập nhật kiến thức Y Dược để làm chủ thông tin và trang bị thiết bị hiện đại nhằm chữa trị tốt người bệnh.
Những người theo ngành Y Dược, nghề chọn người hay người chọn nghề? Muốn trở thành một người thầy thuốc giỏi thì kiến thức và tài năng thôi vẫn chưa đủ. Người hành nghề Y phải ghi nhớ trong mình cái tâm cứu người. Bởi vì người thầy thuốc không có sự tận tụy và lòng thương người thì dễ đi đến lỗi lầm. Một chút lơ đểnh, thờ ơ, tắc trách có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
Chính vì thế người thầy thuốc giỏi phải có tấm lòng của người mẹ hiền, đây là mong ước muôn đời của tất cả mọi người, đặc biệt là những người bệnh.
Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đào tạo ngành Y Dược chất lượng cao
Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn – nơi gửi cả tương lai
Bản thân tôi hiện đang là sinh viên ngành Điều Dưỡng của Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, sau hơn 1 kì học tại trường tôi cảm thấy đây chính là nơi mà tôi có thể gửi cả tương lai, cả thanh xuân của mình vào đó.
Lần đầu tiên bước chân vào Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, tôi đã được các thầy cô có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, thực hiện các chuyên trình đào tạo ở trường và đã có được kiến thức chuyên môn một cách tốt nhất.
Sinh viên chúng tôi còn được tu dưỡng đạo đức để trở thành một điều dưỡng viên tương lai chân chính và có tâm với nghề. Ở Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, tôi được đào tạo bằng cách quan sát, học hỏi, ứng xử của những người thầy cô để giúp bản thân đồng cảm với những lắng lo, khó khăn và nỗi đau của người bệnh, người thân của họ.