Người thầy thuốc nếu chỉ chú tâm vào kỹ năng chuyên môn thì chưa đủ ngoài ra họ cần phải có tấm lòng thương yêu, tận tụy chăm sóc phục vụ người bệnh
Người thầy thuốc phải coi bệnh nhân như những người thân của mình
Nghề y là nghề rất đặc biệt khác với các nghề khác trong xã hội bởi vì công việc liên quan đến sức khỏe con người. Hằng ngày gắn bó với bệnh nhân, thời gian giành cho bệnh nhân nhiều hơn thời gian bên gia đình và là người trực tiếp quyết định đến tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Đúng như danh sư nước ta Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã từng nói “ không có nghề nào nhân đạo bằng nghề cứu người , không có nghề nào vô nhân đạo bằng nghề y thiếu đạo đức ”. Nghề y mà thiếu đạo đức đúng là chỉ chết người.
“ Lương y như từ mẫu ” lúc sinh thời của chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành phương châm và khẩu hiệu của ngành y tế, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình chỉ đạo xây dựng và phát triển ngành y học nước ta, là một đòi hỏi khách quan trong việc thực hành y nghiệp. Lý tưởng đạo đức nghề nghiệp là sự tự nguyện, được khởi nguồn từ cái tâm của cá nhân, nghĩa là nó được xuất phát, thôi thúc bởi tình cảm, trách nhiệm cá nhân trước người khác và xã hội. Nó còn là nhu cầu tiến bộ và hoàn thiện của chính bản thân mỗi người.
Các giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đã nói rằng: “ Lương y như từ mẫu ” được xem là cốt lõi đạo đức của nghề y. Đúng vậy, đạo đức của người thầy thuốc (y đức) luôn được coi là một phần quan trọng của y học có ảnh hưởng lớn đến tính hiệu quả trong hoạt động nghề nghiệp của thầy thuốc. Nghề y là nghề liên quan đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của con người nên người hành nghề y phải là người thầy thuốc có chuyên môn giỏi đồng thời phải có tấm lòng thương yêu, tận tụy phục vụ người bệnh. Hay nói cách khác là người thầy thuốc phải có tâm.
Người thầy thuốc giỏi là người sâu y thuật và giàu y đức
Người thầy thuốc muốn hành nghề tốt phải luôn có đủ hai điều kiện đó là giỏi về chuyên môn và phải có lòng thương người đúng như câu nói của Bác “ Lương y như từ mẫu”.
Trong tình thương yêu có lẽ không có tình thương yêu nào mà đầm ấm sâu sắc như tình thương yêu của người mẹ. Trong cuộc sống không có mối tình nào so sánh được với tình mẫu tử. Người thầy thuốc tận tâm tận lực cứu sống người bệnh thập tử nhất sinh được coi như người mẹ tái sinh cuộc sống của họ.
Chính từ tấm lòng lương y như từ mẫu mà nảy sinh ra những đức tính cần thiết của người cán bộ ngành y như niềm nở, dịu dàng trong tiếp xúc, tận tình, cẩn trọng, chu đáo khi chăm sóc, ân cần tỉ mỉ lúc dặn dò và trong những trường hợp khó khan, nguy kịch thì sẵn sàng chịu khó chịu khổ hy sinh quên mình để làm tròn phận sự cứu người. Có tình thương của người mẹ hiền thì người thầy thuốc mới tránh dược những thói xấu như cầu lợi, phân biệt giữa kẻ giàu, người nghèo, hách dịch, tắc trách trong phục vụ, đố kị, kém cựa với đồng nghiệp. “ Thầy thuốc như mẹ hiền” là cốt lõi của đạo đức ngành y. Nếu thầy thuốc giàu lòng nhân ái, thương yêu bệnh nhân nhưng tay nghề quá yếu kém, không nắm vững chuyên môn thì có khi trở thành kẻ hại người một cách vô tình. Vì thế nên người thầy thuốc phải luôn học tập nghiên cứu cập nhật những kiến thức y dược để làm chủ các trang thiết bị hiện đại để chữa trị cho người bệnh. Nhưng người thầy thuốc chỉ giỏi về chuyên môn thuốc thì chưa đủ. Bởi vì thầy thuốc không có sự tận tụy và lòng thương.
Nếu người thầy thuốc mà không có sự tận tụy và lòng thương người thì dễ đi đến những lỗi lầm. Chỉ cần một chút lơ đễnh, thờ ơ, tắc trách là có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sức khỏe, thậm trí là nguy hiểm đến cả tính mạng của người bệnh. Dẫn đến những mất mát, đau đớn không gì có thể bù đắp cho bệnh nhân và người thân của bệnh nhân- những người đã đặt hết niềm tin và hi vọng vào người thầy thuốc. Chính vì thế, người thầy thuốc giỏi phải có tấm lòng của người mẹ hiền, hết lòng thương yêu bệnh nhân như thương con của mình – đây là phương châm đầu tiên mà người thầy thuốc phải ghi nhớ.
Nhờ có sự truyền dạy chu đáo và tràn đầy nhiệt huyết với nghề của các thầy cô Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn mà chúng tôi đã có cái nhìn toàn diện và đúng đắn về nghề y. Để trở thành một người thầy thuốc giỏi thì các y sĩ phải đặt cái tâm lên hàng đầu rồi mới tới cái tài theo sau.
Khi còn ngồi trên ghế nhà trường – chúng tôi những sinh viên của Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn luôn luôn cố gắng học tập, không ngừng trau dồi thêm những kiến thức và kỹ năng cần có của một người thầy thuốc để sau này có thể giúp ích cho bản thân, gia đình và xã hội.